Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

tìm hiểu thơ “Có Thể” của đoàn minh châu - khổng đức

             

 
                  Từ trước tới giờ tôi vẫn tuân thủ theo Wallace Stevens “Người đọc thơ là người hành hương, xuất phát lên đường, giãi bày” (The reader of poetry is a kind of pelgrim setting out, setting forth). Thế nhưng đối với tập thơ “Có Thể” chỉ có 31 bài với số lượng mỏng manh 40 trang khổ 13 x 20, mà tôi phải nghiền ngẫm khá lâu khổ sở hơn cả người hành hương. Vì tôi quan niệm thưởng ngọan không phải đơn thuần hưởng thụ mà coi đó như là sự tiếp thụ thẩm mỹ, tự thân phải tiến nhập vào tác phẩm để tìm hiểu tính nội tại trong đó. Nói một cách khác, là chúng tôi phải dấn thân tham dự vào tác phẩm như một tác giả thứ hai, tình cảm cũng phải đắm đuối cuồng nhiệt, cũng vui buồn thương ghét tha thiết mới mong đạt được sự thể nghiệm sâu xa về chân lý tồn tại. Nói đến chân lý là các bạn nghĩ ngay đến cái gì cao xa, thật ra theo chủ nghĩa hiên thực nó chỉ là “sự thực ở trong lí tính”; như vậy bản thân nghệ thuật chỉ là kĩ xảo, thứ kĩ xảo trình hiện sự thật lí tính.      
                   Cũng có thể do tuổi tác của tôi đã quá gần đất xa trời nên thành lú lẫn, có những nhận định về thơ Có Thể hơi khác thường, do đó mà có bài nhận xét này viết ra với tính cách “vấn nạn” gởi thẳng cho tác giả và những bạn chí thân để thăm dò… Tuy nhiên cũng còn chút tự ái, nên đồng thời cũng để biện hộ cho những khờ khạo ngốc nghếch của mình, ngoài việc trình bày những câu thơ của tác giả minh chứng, tôi còn áp dụng hình thức cắt dán (montage) những ý kiến của các triết gia, học giả, các nhà mỹ học tiếng tăm của thế giới như Heideigger, J.P.Sartre, Merleau-Ponty, Gadamer, A. Badiou, E.Morin, J.M. Maulpoix, v.v… không chừng cũng là điên cả, vì minh triết và điên cuồng cũng là một lò.
                   Nhưng thôi hãy như Samuel Beckett “càng nói lắm càng thêm ngược ngạo”, mà nên đi vào vấn đề chính yếu là Thơ, giờ hãy nói về những bài thơ Nắng… Và trước khi đi vào viêc tìm hiểu nội dung những bài thơ  trong tập Có Thể, tưởng chúng ta cũng nên nắm vững cái nguyên lí này của Gadamer viết trong tập khảo cứu về mỹ học quan trọng là “Chân lí và phương  pháp” (Truth and Method):
                   “Sứ mệnh của nghệ thuật không phải là biểu hiện lại cái lí tưởng thiên nhiên – mà chính là phát hiện cái tự ngã của mình trong thiên nhiên và trong thế giới lịch sử. Nghệ thuật là một phương thức nhận thức độc đáo, là phương thức nhận thức chân lí, thứ chân lí truyền đạt đồng nghĩa với sự tồn tại. Ý nghĩa của nghệ thuật là dựa vào nó mà chúng ta nói lên cái gì là sự thật; con người có thể đối diện với tự thân trong nghệ thuật, vì nghệ thuật là vùng đất trời để tâm linh con người hoạt động tự do”.
                    Có như thế chúng ta mới hiểu được ý nghĩa “Nơi mùa hạ đi qua”, cũng như những bài khác. Mùa hạ ở đây là mùa của khô hạn, nắng nung, đầy tai họa khốn khổ, thứ thần quyền của ác ôn, chứ không phải là thần Thái dương hiền hòa, là nguồn ánh sáng tạo ra sự sống. “Mùa hạ không mang dấu vết”, đây không phải là hiện tượng của hư không, mà dấu vết phải hiểu như là dấu ấn là tiêu biểu cho không có gì là sở hữu; “nằm mơ trên bàn tay trống trơn” là không có gì cả. Thế nhưng lại đầy uy quyền ngự trị hay khống chế tất cả, nên khi mùa hạ đi qua thì cả không gian và thời gian chìm trong bầu khí oi nồng nóng bức…
                    “khi cánh cửa mở ra” cánh cửa có thể hiểu là cửa của một thành phố hay một quốc gia. Mở ra nếu dịch ra Hoa Việt thì đó là khai phóng, chữ Khai lại là bộ môn, nên câu “cánh cửa mở ra” có lắm ý, hiểu thế nào mà chả được. Có điều gió vào phòng lắng nghe cây xương rồng sắp chết, một loại cây sanh sống ở sa mạc mà cũng không chịu nổi sức nóng nung của nắng hạ.
                    Nhà thơ hay vận dụng ngôn ngữ một cách táo bạo không sao nói được, nó xoay trớ ngôn ngữ sao cho vừa vặn thích hợp. Từ ngữ với họ không còn là phù hiệu ch đạo, mà đúng hơn là sự bày tó đặc biệt chính xác cúa cái đẹp gắn liền với sự mất quyền sở hữu và ngay c với việc bất an (Maulpoix).
                  k câu chuyện về một mùa hè trĩu mệt
                  “trong hơi thớ rã mục cúa đêm mất ngú - “đôi chân mang nỗi buồn cúa trái tim
                    như một trưa tháng by
                   Nhà thơ chống lại sự khó nói bằng sự đa nghĩa, đưa tư tưởng thâm nhập vào cơ thế tưởng tượng “đôi chân mang nỗi buồn của trái tim, bước đi vô định trong mùa nắng cháy”.
                   Hay nói một cách khác, thơ là khép kín. Sức mạnh của nó là sự mặc khải quyện lấy xung quanh một ẩn ngữ - thành thử cái điểm của ẩn ngữ ấy tạo ra tất cả thực tại bất lực cúa  sức mạnh chân lí. Trong ý nghĩa này cái kì bí của văn tự thành một mệnh lệnh chính; nên không lạ khi Mallarme duy trì ý tưởng “luôn luôn phải có ẩn ngữ trong thi ca”. Do đó chúng ta phải hiểu những từ “mùa hạ trĩu mệt, hơi thở rã mục, bước vô định, mùa nắng cháy…” bằng tính thực chất sâu xa ở phía sau nó – là cả một thời đại, một kiếp sống đầy khắc nghiệt:chỉ còn mơ về  giấc mơ sắp tới
                            mắt cay xè
                   tỉ mẩn gom trong giọt nước buồn tênh ngày hạn
                   còn giọt hiếm hoi nào chảy trên mặt đất
                    có sống hay cảm thông những giây phút đáng thương đó chúng ta mới thấm thía với sa mạc ý nghĩ của tác giả “ta hóa thành loài xương rồng xanh, mọc lên trong giấc mơ đầy bụi”.
                   Theo chúng tôi, mỗi từ ấy ngoài tính ẩn ngữ còn là một niềm đau tha thiết… để viết tiếp về nỗi buồn “Tháng sáu” cũng là mùa hè… theo lịch là cuối hạ, nhưng với VN nhất là miền trung và bắc là đi vào mùa nắng gắt. “nắng đã dày… thêm lên thành oi bức khó thở, nhưng đáng buồn là cả vấn đề nặng trĩu suy tư. Mùa không còn là mùa của không gian thời gian, mà là mùa của hoàn cảnh của thời thế, mùa của con người ngự trị lắm phiền hà, hay có mưa dông là sấm sét uy quyền. Nói như Heideigger, làm cho con người lo lắng ưu phiền, sợ hãi. Khi thành phố trắng xóa mưa chiều, mưa đây không phải là mưa móc của ân huệ mà là tàn phá xóa sạch bụi bặm của cuộc đời con người.
                   Niềm tin yêu đã không còn, và cuộc sống như người thua cuộc buông tay đầy chán chường… Chân có bước đi như chưa bao giờ tới “chán chường ủ mục dấu chân” (Đi), hay mang nặng nỗi buồn của trái tim như trưa tháng bảy (nơi mùa hạ đi qua). Tuy nhiên hãy nhẫn nhục mà tiếp nhận dù ngang trái quằn quại, lâu rồi cũng thành thói quen, coi cuộc đời như chiếc lá khô ngoài cửa tự đốt dần mòn.
                   Xanh ngày hay ngày xanh còn lâu mới tới, ngày của ước vọng đợi chờ… Tháng sáu mưa hiếm hoi nắng hạn khó có mưa là chuyện của thiên nhiên, nhưng mưa ở đây là mưa của con người, của uy quyền ban bố chỉ dành cho một giai tầng nào đó thôi. Lại đặt niềm tin vào số phận, vào định mệnh… tạo hóa hư không…
                  “lẽ nào  trời đất quên nhau”  vẫn còn quy luật của âm dương, của nhân quả, đời luôn luôn biến thiên, là vẫn còn hi vọng, còn đợi chờ… biết bao kẻ đã ra đi….
                   Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, kể cả thơ, là cảnh giới tư tưởng, chứ không phải là thủ pháp biểu hiện; nói thế chứ thủ pháp (tức kĩ thuật) cũng rất cần là phải vận dụng sao thật kín đáo mà vẫn thể hiện được chân lí, bài “Đi” là tiêu biểu. Nắng tháng bảy, nắng chói chan, nắng lóa mắt, làm mất cả phương hướng
                   nắng lộng trên đầu – phố nhão dưới chân Nắng bao trùm cơ thể nên phải Đi thôi. Đi như chảy
                   Như mỗi bước rữa tan vào đất Làm tôi không sao quên được câu thơ của đứa em vụng về, mỗi lần gặp nó là tôi như muốn khóc, tiếc rằng “tuổi già hạt lệ như sương”:
                   Phương nam tràn cả nắng - Bao giòng sông quên nguồn
                   Và câu chuyện đau thương ở quê tôi trong thời xa xưa: một em bé khoảng 3,4 tuổi, ngày thường mẹ nó đi hái dâu nuôi tằm hay cho nó đi theo. Dâu trồng trên bãi phù sa cát trắng. Một hôm mẹ nó đi vắng, bỏ em bé ở nhà một mình. Nó cũng cứ nghĩ mẹ đi hái dâu, nên lững thững theo đường cũ tìm mẹ, ngờ đâu khi lạc vào bãi dâu trưa nắng khát nước chồn chân, chắc chắn chỉ có biết khóc gào mẹ ơi mẹ hỡi, rồi gục chết trên cát nóng. Mỗi bước chân đi của Minh Châu tự trói mình bằng tình yêu xứ sở…  Cũng chết chóc đau thương đầy máu và nước mắt… chứ có đâu đơn gỉản chỉ là những ước mơ thiếu thốn hình hài – những  chán chường ủ mục dấu chân – để em gom tất cả những ngày hạ làm món quà dành sẵn… ấm mùa sau  người về.   
                   Sống là sống ở đời, hiện hữu tại thế với cái hành trang phải mang theo là cái Ngã thân xác nặng nề và tinh thần rắc rối phức tạp. Đúng là như “chiếc vali” hơi lạ là mang suốt muà hè mùa của nóng bức oi nồng cay xè mắt… trong hơi thở rã mục… gom những giọt nước buồn tênh (nơi muà hạ đi qua), đúng như Lacan từng nói: có những sự thật không sao nói hoạch toẹt, mà chỉ nói nửa vời, nói bẳng ẩn dụ, bóng gió xa xôi. Người thưởng ngọan cũng phải sống qua cái màn lờ mờ đó “thân cát bụi nằm im nghe ngóng” đúng là thái độ tiêu cực nếu muốn an thân – bài ca “của chiếc lá khô cong mình” hay khom lưng cúi đầu chấp nhận, mà không chấp nhận thì có nước đi đời… chuyển màu đỏ sẫm như mảng máu bầm..
                   May mắn lắm, mà cũng rất hiếm hoi là trong cơ thân của chiếc vali nhét dầy kín kẽ (nào trách nhiệm, bổn phận, tôi đòi cung phụng) còn có chút nguyệt quế nở bung giữa rằm. Nở theo bản năng như mắt phải mở, miệng phải nói, nhưng cũng lén lút trong đêm, như con lân năm mơ tiếng trống trong mộng mị, trong tiếng mưa xối xả… phải hiểu là trong giây phút tự do thầm lén nhét đầy kín kẽ trong góc vali.
                   Một góc nữa cơn gió nhiều ngày dồn lại - len lỏi giữa khe hở của nỗi nhớ nhung chật chội. Ai đã nói (tôi cũng chẳng nhớ) thi nhân là thiên tài của kí ức, chính là sự nhớ nhung tích lủy nhiều ngày, thường là hướng về những nơi chốn hay những liên hệ của một thời đã mất, cầu mong sự liên kết giữa không gian và thời gian; nó là công việc của kí ức.
                   Góc thứ ba là nhân những buổi chiều vắng lặng tự thấy mình vô cùng cô đơn nên đâm sợ hải, bất an, bàn tay lạnh thả tuổi mình bay đi… Nhưng tuổi tác mà bay đi đâu, chẳng qua là hành trang thể xác như biến mất thành hư không, một bóng chim trong môi trường thị giác, một áng mây bay tan biến, một tiếng chuông không vang lên, tất cả hướng về hư vô, hay nói như A. Badiou: đến giây lát ở đó không có gì để nói cả, đây là trạng thái của sự vật, nhưng vật hiện hữu. cái vali của cơ thân hoàn cơ thân xách qua mùa thu…, thời tiết có đổi thay, nhưng con người cũng như thời thế không hề thay đổi. Mùa đây phải hiểu là mùa của tuổi đời, chỉ có thêm đôi mắt đợi chờ những điều biết trước hay đoán trước, với hình ảnh người thương yêu hay lí tưởng cũng thế thôi, thành một cơn điên nhét xuống đáy vali hay đáy lòng có khác gì nhau.         
                   Nói như J.M.Maulpoix, thi nhân không phải chỉ có quay về, nó cũng là người tiến lên, luôn luôn nhiều hay ít trong sự khởi hành sắp ra đi hay đang cất bước, nó kêu gọi và đòi hỏi tương lai, như Oship Mandelstan từng nói: “thi nhân như là cái máy chụp bắt lấy tương lai”. Chưa chụp bắt được thì hãy Đợi chờ tưởng tượng “chuyến đi còn dài lắm, nhưng đi là đủ rồi; những ngọn gió Thái bình dương thổi khô bụi cỏ trong vườn. Từ nào  ở đây cũng mang một nghĩa ngầm như vườn là nhà, là nước… mang mùi thơm dại chạy suốt cuộc hành trình – lúc nào đó ngước mắt lên trời – người sẽ thấy đường chim bay mãi mãi về phương Nam, dù là một phương nam héo úa tan tạ, vẫn muôn thuở với ảnh hình “Việt điểu sào nam chi”.
                                    đã đủ đầy những mỏi mệt chồn chân – đã tan hoang với cơn gió trái chiều
               hay đúng hơn theo hiện đại là “xoắn lại” theo cách thế của cây gậy thần  rượu, một ngọn lửa, một dấu hỏi, cùng lúc nó sống trong hiện tại mà quay về với dĩ vãng và phóng chiếu vào tương lai. Với niềm mong ước là người trở về vẹn nguyên – nhóm một ngọn lửa bằng lá cây khô trước sân; hay chiếc lá từng cong chuyển màu đỏ sẫm như máu bầm, hay chiếc lá khô lăn quăn trên hè phố để đốt những giấc mơ xưa cũ.
                   Ngày nay chúng ta đang đi tìm ý nghĩa của cuộc đời, và ý nghĩa chính đáng nhất vẫn không ngoài ý nghĩa của tình yêu. Nhưng tình yêu là gì?  Nó là đỉnh điểm kết hợp sự điên khùng và khôn ngoan – lời của Edgar Morin. Khi tha thiết thì tha thiết không tưởng nổi… Hãy nghe MC kể lể: …” suốt những năm tháng  tôi đã sống trong một cuộc tình phi lí mà tôi hằng gìn giữ dù không thể nào hiểu nổi… thoảng lúc cái hình ảnh thân yêu trở nên vô cùng lạnh lẽo và xa lạ xô tôi vào miền thinh lặng lảng tránh nhịp thao thức đời sống chính mình… Để thành thơ “Có thể một ngày em mất anh”
                    Là ngày - em không còn nghĩ gì về anh nữa…. vì… đã biết bao yêu thương – cũng chừng ấy chán chường
                   Có thể một ngày em muốn đi trên con đường lạ - có thể một ngày chẳng ai hiểu nổi – ta mất nhau
                    Từ tình yêu đến tôn thờ một lí tưởng có khác gì nhau đâu; mặt trái của yêu thương là chán chường thì mặt trái của lí tưởng là bẽ bàng ê chề thất vọng. nhưng cắt đứt tình yêu thường thì quá dễ chứ muốn thay đổi con đường lí tưởng không phải dễ đâu, nhưng tuyệt từ trong tư tưởng có khi lại dễ hơn tuyệt từ tình yêu, như em gạt bỏ một ước mơ (cứ ngỡ rằng có thật) - gạt bỏ một niềm tin (cứ ngỡ rằng vững chãi).          
                   Tác phẩm nghệ thuật có hiệu lực của một thứ khoảng cách, nó đem cái thế giới hiện thực do tâm linh cảm tính chúng ta tiếp xúc cách li và xua đi, từ đó sáng tạo ra một thế giới cảm tính đầy hư ảo… Đó là hiện tượng “thẩm mỹ trầm tư” khiến chúng ta cách tuyệt với thế giới hiện thực, từ đó tiến vào cảnh cô tịch thẩm mỹ; không có thứ cô tịch này thì không thể nào đạt được cảnh giới tối cao của thẩm mỹ kinh nghiệm, tức là nói cái này mà thực ra là chỉ cái kia. Đó là bộ mặt thật là bản chất tồn tại là chân lí. Trong tác phẩm nghệ thuật còn bao hàm hiệu quả lịch sử, trong quá trình tìm hiểu thẩm mỹ phải biểu hiện một thứ hiệu quả lịch sử. Gadamer nói rõ: “bản văn nghệ thuật mang tính cởi mở, ý nghĩa của nó là vô cùng, do đó mà sinh thành siêu việt thời đại của nó”.  
                   Giờ hãy nói đến Mưa. Nếu nắng trong thơ MC là đau khổ, thì mưa dường như là niềm hạnh phúc, nhưng cũng chỉ là thứ hạnh phúc trong mơ tưởng mà thôi. Do đó về hình thức Mưa lõa thể có cách bố trí như Nắng là toàn bài không viết hoa, ngoại trừ hai chữ là Mùa và sông Hàn. Cũng nên nhớ là mỗi từ, tự trong thơ MC mang nhiều ý nghĩa, nó thay đổi tùy theo bài, theo câu. Như từ Mưa là của đất trời, thiên thần, âm dương hài hòa, mưa cũng là máu và nước mắt của con người, là tinh khí…, hàm chứa bao vẻ đẹp tinh hoa, mưa là ân huệ của cấp trên, của vua chúa ban cho thần dân… Mưa cũng có sức mạnh tàn phá như lũ lụt dữ dội. Mưa lễ tình (valentine) là mùa của tình yêu siêu việt, nó là nguồn tình cảm cao quí vô tận, nhưng lại rớt vào những cơn mưa. Mưa của đất trời tình cờ, cũng có thể đặt nó ngay trong một xã hội, một thế giới kĩ thuật coi vật chất là tất cả. Tình yêu thay vì thăng hoa đã hạ cấp hóa chỉ còn là trò chơi vật chất… Có như thế mới xây xẩm mặt mày - bước chân dạt về phía nào cũng dập dềnh -  gió  -  sóng
                   Nước sông Hàn đục lâu rồi vì nó vắt ngang giữa một thành phố kĩ nghệ hóa, nó vật chất hóa ngay từ chóp bu. Còn chăng vẻ đẹp của tình yêu chỉ có ở những con phố bên kia… mới rực rỡ  đèn hoa kẹo ngọt.
                   gió bắt đầu tạt qua chiều là trở về với thực tại, nơi đây: căn phòng ướt lạnh cái nhìn người đàn bà trẻchới với trong tiếng gào thê thiết của con mèo gọi bạn. Ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của cơ thể, theo Merleau-Ponty, cơ thể là trung tâm của tri giác, tri giác ở trong cơ thể và là chủ thể, nó là cơ cấu của một thứ sáng tạo tính. Tri giác có tính chất sáng tạo, nhưng nó không phải như cái kính lấp lánh phản ánh đối tượng cảm xúc, mà là tính sáng tạo cấp ý nghĩa cho đối tượng. Cùng lúc nó cũng mang tính trực giác, nó là thứ hoạt động phản tỉnh. Merleau-Ponty cũng xác định: “Nghệ thuật là phô bày biểu lộ chân tướng của sự vật, chân tướng ấy lại tiềm ẩn trong vật chất hiện thực, chỉ thông qua tri giác mới thể nghiệm được sự tối tăm của chân tướng sự vật; cũng là cách thế để bảo trì trạng thái thần thánh của nó. Nghệ thuật phải thông qua phương cách đặc biệt của tự thân mới có thể thấy được đối tượng và biểu hiện được ý nghĩa có thể thấy được đó. Nhiêm vụ của nhà nghệ thuật là khiến cho sự tồn tại của đối tượng không thể thấy thành thấy được, bộc lộ ra chân tướng tồn tại”.
                    Nhờ thế chúng ta mới lí giải được: trong giai điệu hoang tàn của một chiều ướt  nhẹp
                    Sợi sợi mưa lõa thể đẹp như một xác thân đang thời kì hé nở…
                    Nguyên nhân chủ yếu của nghệ thuật là tính ngôn ngữ, bản thân ngôn ngữ là sáng tạo, thủy chung mang tính chất khai phóng, do đó nó luôn luôn biến hóa và là cơ sở kéo dài cách tân. Khi nói đến giai điệu thì phải hiểu là cái gì đẹp đẽ huy hoàng hòa hài biểu hiện bằng màu sắc, bằng âm thanh… của thế giới kĩ thuật văn minh rực rỡ; thế nhưng đó chỉ là cái võ bên ngoài, còn nội tại của nó là cả một thế giới hoang tàn của một cơ thể rã rời sau những giờ phút hoan lạc như một chiều ướt nhẹp. Phải hiểu ngầm từ “ướt nhẹp” là môt từ, nói như người xưa là vô cùng đắc thế của một hiện tượng rã rời tàn tạ của một thứ văn minh kĩ thuật đầy vật chất.
                   Chính trong cảnh hoang tàn đó mới thấy sợi sợi mưa lõa thể đẹp…cái đẹp của cơ thể là siêu việt là tinh hoa nhất trong vạn vật. Phải chăng đó là hiện tượng nghệ thuật, giữa cái thế giới hỗn mang của văn minh vật chất chỉ có nghệ thuật chính xác mới đúng nghĩa của nó mới tồn tại – dù nó có mang nỗi buồn đi nữa cũng vẫn ấp ủ những nỗi niềm hi vọng thanh cao xanh xanh tỏa ra khắp nơi.
                   Tri giác ngoại tại và tri giác của cơ thể tự thân là một như nhau, vì nó là hai mặt của cùng một hành động (M.Ponty). Do đó “mưa lõa thể” chỉ là mở đầu của dòng tình cảm tràn đầy (17 lần nhắc đến trong tập thơ) ở đây chúng ta chỉ nêu ra đôi ba bài tiêu biểu.
                   Từ những nỗi buồn xanh ấp ủ (mưa lõa thể) đến “Kí ức mưa” là nỗi buồn dằng dặc. Mưa ở đây là mưa của đất trời hay đất nước. Nỗi buồn cô đọng (buồn sánh và trong veo) lan tràn giàn trải tràn đầy…
                   chưa bao giờ thấm thía cái lạnh… Một ngày xưa lắc – theo tôi cái lạnh này là tươi mát vắng lặng thanh bình mới nảy ra chuyện lãng đãng trên bấu trời xanh…khiến linh hồn run lên trước sự cẩn trọng và tỉnh táo không ngờ… Một hiện tượng đạt đến như lúc tọa thiền; không lẽ MC cũng tọa thiền ư?
                   Có linh hồn phiêu lưu bằng sự tuyệt đối vô bờ - một lần đứng lại - và trôi đi vĩnh viễn…
                    Để mưa mưa cứ hoài nỗi buồn ngốc dại, mưa giờ đây không phải của đất trời thiên nhiên mà là của con người… mãi mãi chiếm cứ nỗi buồn khờ dại, nhớ thương lặng lẽ ướt át như sự ướt át tháng tháng giao mùa (đúng là ngôn ngữ của cơ thể). Có thế mới lí giải được “em vẫn tiếp tục những mong đợi xa xôi – tưởng tượng và bôi xóa - về những điều không thuộc ranh giới đúng / sai.
                   Bất cứ sự tồn tại nào đều phải mang tính chất yêu thương và câu cuối bao giờ cũng đầy tính hấp dẫn:
                   Như đã bao lần – em giấu rất nhiều cách nhìn về anh – khi tự dìu mình về một trời mưa khác…
                   Mưa này lại là mưa của thời đại, của xã hội, và anh phải hiểu là hình ảnh của lí tưởng… nhưng với MC thì cũng có một người yêu bằng xương bằng thịt, cũng có thể là người đã mang đi rất nhiêu cơn mưa
                   Ý nghĩa của một tác phẩm văn học cũng như một bài thơ chỉ có thể hiểu được nếu người ta chấp nhận cái hình ảnh đặc biệt tạo nên ý nghĩa ấy (B.A. Hirsh). Như mưa ở đây là mưa thuộc lãnh vực nội tại, mưa của bản chất thần thánh của thiên nhiên tạo hóa tự do. Nó là  nhu cầu là nguồn sống cấp thiết của vạn vật của con người không sao diễn tả hết được. Chữ Người ở đây cũng vô cùng rắc rối, vừa có tính cá thể, vừa quần thể, một giai tầng, một tầng lớp đủ cả. Có thế mới mang cả tiếng vọng của cơn dông ì ầm ngoài biển; thật ra là một hình ảnh khá đẹp, nhưng chưa đủ để nói lên những hãi hùng sóng gió bão tố lẫn với bao đau thương thảm khốc… Để lại nơi này mùa hạ đỏ hoe đôi mắt, cái không gian sục sôi nóng bức đã biến ngày thành đêm, cõi dương đã thành âm đến nỗi mình cũng không còn nhận ra mình (ta lạc mất dáng mình trên từng lối đi quen). Dạo quanh phố như tìm kiếm vật gì, mà có vật gì đâu để tìm, chẳng qua chỉ đi lơ ngơ láo ngáo – nghe  nỗi buồn vây quanh – con đường lạnh tanh một niềm hất hủi…
                   Phải chăng vì không hòa mình được với quần thể cuộc sống trở thành lạc loài. Cả đến giấc mơ cũng bị mang đi, nghĩa là mọi mơ ước cũng không sao mơ ước được. Nếu giữa khuya mà giật mình thức giấc là thức  luôn để nghe bao nhiêu phiền toái quấy rối, như tiếng chuột cắn xé giấc ngủ…Cuộc sống lạc loài còn đở, đằng này sống không ra sống, chết không ra chết, vì ban ngày thì công vệc bề bộn: tất bật bàn phiếm giấy tờ, bàn tay, ánh mắt, bước chân nhòa vào dòng người đổ xô – từng phần cơ thể bỗng thành kẻ khác – đêm ngưng lại những câu chuyện mùa hè... (ngày và đêm).
                   Nhưng nội dung thơ “Có Thể” không phải chỉ có Nắng và Mưa, mà còn lắm vấn đề, đăc biệt là đời sống nội tại tâm linh với những u uất khôn giãi bày. Trước tiên là tính kiên cường của giới nữ trong thế kỉ 21, nó không còn nhu nhược yếu đuối trong đau thương mà vẫn tỏ ra chịu đựng vững vàng trước những biến cố:
                   Khi anh gạt em ra ngoài cuộc sống của anh - em như con chim trúng tên – chấp chới bay đi với đôi cánh gảy – Đã một lần đau - thêm một lần ứa máu – cứu em – không phải thời gian làm lành vết thương - mà lòng kiêu hảnh. Tình yêu là nhát dao chém thẳng – vết sẹo suốt đời cưu mang
                   Khi anh gạt bỏ…cây vẫn xanh và hoa vẫn tím trời Em gạt bỏ ước mơ -  gạt bỏ niềm tin – (dù có) thêm một vết sẹo dài.
                   Mới thấy cái uy nghi của một thiếu nữ trong thời đại mới; dù rằng trong tâm tư như đang chết dần… trải qua bao tháng năm vẫn sống trong một cuộc tình phi lí mà tôi hằng gìn giữ…Không có gì đau bằng: thoảng lúc cái hình ảnh thân yêu trở nên vô cùng lạnh lẽo và xa lạ xô tôi vào miền lặng thinh lảng tránh nhịp thao thức…(Tan vào buổi chiều). Để thấy rõ từng phần cơ thể như rã tan vào không gian. Nhưng khổ thay các triết gia hiện đại lại nói rã tan là tồn tại, là hiện hữu, vì vô là hữu. Đên nỗi cuộc đời không còn biết bắt đầu từ đâu, và kết ở đâu. May mắn là có chút tâm hồn thiên phú, si mê nghệ thuật, biết lắng nghe thanh âm rối bời trên đường phố, nghe cây hát, biết ngắm những sắc màu chuyển động trên lá bàng.
                   Biết điên khùng của yêu thương và bận rộn của âu lo (không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc từ đâu). Không lẽ MC cũng ý thức được tình yêu mang một mâu thuẫn đặc biệt, đó là sự hiện diện của điên khùng và khôn ngoan. Cái đẹp của tình yêu chính là sự biểu hiện cái chân lí tự ngã qua kẻ khác hay ngược lại, là xuyên qua tha nhân thấy chân lý bản thân (E. Morin). Hay nói như  Morin, sự khôn ngoan và điên cuồng không những chẳng bao giờ xa nhau, mà còn tự sinh sản lẫn nhau. Như chúng ta biết thi ca không chỉ là cách thức diễn tả văn chương, mà còn là trạng thái bất bình thường, đưa chúng ta đến chia xẻ, cuồng nhiệt, kinh ngạc thán phục sự cảm thông, sự say sưa, sự phấn khởi, và chắc chắn rằng tình yêu chứa  đựng nơi nó tất cả những cảm nghĩ của trạng thái bất bình thường. Ý nghĩa của thi ca và tình yêu là ý nghĩa có phẩm tính cao cả trong cuộc đời. Nó ràng buộc đời đời âu cũng là định mệnh, là nghiệp chướng. Nên “trong thành phố mùa đông” - mùa của lạnh lẽo cô đơn, đêm thành phố không anh – thành phố tình tự với dòng sông sâu thẳm – dòng sông ôm chặt vào lòng dịu dàng như chiếc chăn đêm…Hay khi thời tiết báo hiệu xuân về em cũng nghe lòng rộn ràng… Em vẫn nhìn anh bằng ánh mắt mùa xuân năm trước – nghe hơi ấm quanh mình – em mang về căn phòng và trải lên chăn (bài thơ ngày giáp tết)
                    Để rồi có đêm nào như đêm này – mưa  ướt nhẹp - em ôm tay mình dỗ dành bằng giấc mơ về đốm lửa –
                   Cháy trong mắt anh ngày xưa (Đốm lửa). Sức mạnh của ngôn từ là thi ca, nó không có chức vụ nào khác là vẫn bất lực là nêu ra chức danh chính xác. Tư duy tích cực cũng không thể chỉ xuất đích danh sức mạnh ấy, bài thơ luôn luôn ở trạng thái phi tạo tác (Alain Badiou). Đây là cái tâm trạng rối rắm của cả cuộc đời tác giả, dù chưa phải dài chi cho lắm, chỉ mới hai mươi mấy năm trời, chung qui cũng chỉ có tình yêu là chính yếu, bao sự kiện bao nỗi niềm dở dang… chỉ muốn xóa đi… Đôi mắt của bức ảnh treo trên tường với những ám ảnh cô đơn…những giọt nước mắt lỏm sâu kỉ niệm - cái bóng của đêm tối – như tan vào bụi – trên tay tôi - thành một mớ bòng bong - chẳng bao giờ gở nổi – những mộng mơ nằm lặng thinh như cái chết – (Xóa) Nhưng nói như Heraclite “chết để sống, sống để chết”.  Những phân tử của chúng ta thoái hóa và chết đi bằng cách sử dụng cái quá trình phân hủy làm chúng ta trẻ lại. Ái tình cũng vậy nó chỉ tồn tại bằng cách luôn luôn tái sinh. Tình yêu chính là tái sinh thường trực tình yêu bẩm sinh, tất cả cái gì xây dựng thành xã hội, tất cả cái gì được tạo lập trong đời bắt đầu phải chịu sức lực tan rã hay biến thành nhạt nhẽo. Vấn đề gắn bó trong tình yêu thường là bi kịch (E. Morin).
                    Công việc tìm hiểu thơ Có Thể của tôi đến đây cũng có thể gọi là tạm đủ. Trước khi dừng viết, với tính chất cắt dán, để kết thúc cho bản văn tôi lại mượn lời của Maulpoix để nói rằng: “Sự nhận thức thi ca không phải chỉ là sự suy tầm một ánh sáng trong đêm tối, mà là những bóng tối trong ánh sáng, nó thấy xa xa những hình thể nhợt nhạt yếu đuối, nó biết rằng có lắm điều bí mật trong vũ trụ mà có lẽ đã bị che giấu bắng cái áo khoác của ánh thái dương. Nó không hề tìm hiểu ý nghĩa của sự kì diệu, mà chỉ tìm hiểu sự khó hiểu hằng ngày. Tất cả cái nhìn với nó là nhân sư (sphinx), tất cả ngôn từ đều là vu thuật khó hiểu, mỗi một cọng cỏ, mỗi một thân cây đều chứa đựng thần thân hữu hay hung ác. Thái dương chì 1à ánh sáng hư vô và trên chiếc lá hiển hiện sự trắng bạch, ngòi bút mà nó thường dùng không hề quên noi theo đường gân của hố thẳm.
                    Và cuối cùng để có một nhận xét về thơ của MC lại  phải mượn lời của Kim Thánh Thán mà nói rằng: Thơ là lời chân tình, chân ý, chân tâm của người mà thôi; không có sự chân thành thì không phải là thơ. Vậy tập thơ Có Thể dù mỏng manh cũng đạt được sự chân thành đáng yêu.
                  
                  (9-2012)
   
                 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét