Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

thuở học trò cầm bút gieo vần… yêu - đoàn vị thượng

những bút danh “xịn”

Thuở tập cầm bút - do muốn gửi gấm ước vọng, lí tưởng vào “sự nghiệp văn học”, đa phần các cây bút trước tiên đều muốn “sắm” cho mình một bút danh xịn! Thử điểm qua hai cây bút có tên thật gần gần như nhau là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và nhà thơ Nguyễn Thái Dương. Hai “chàng” đều có cái tên mang hình tượng mặt trời, nhưng thuở ấy, do ở vùng quê cực kì thiếu sách Nguyễn Nhật Ánh thường hay giở nhiều chiêu dụ dỗ bạn học để có sách đọc. Sự ham đọc đã khiến chàng ta luôn thấy thiếu sách và thế là bút danh Hoài Mộng Diễm Thư (mơ màng sách hay) ra đời! Trong khi đó Nguyễn Thái Dương nghiêm túc hơn,nhận thấy khuynh hướng “Nôm hóa” trong chữ nghĩa lúc ấy đương là phong trào của những cây bút có thực tài, bènchuyển” Thái Dương thành Mặt Trời, từ đó có bút danh Nguyễn Mặt Trời. Khổ nỗi, do thơ cũng… khá hay, nên nhiều người cứ nghĩ (lầm) rằng chàng ta muốn thànhmặt trời trong thi ca” đây mà, chết thế! Nhưng Mặt Trời dù sao cũng còn…tế nhị”, nhà thơ Lê Minh Quốc thuở ấy đã muốnlưu danh cùng thiên cổ” và chàng ta không ngại lấy một cái tên - chả khác sự định giá về một tác phẩm, là Thiên Bất Hủ (một áng văn thơ không phai cũ)! Tên oai thế, nhưng chỉ ở trên mặt báo thôi, còn khi nghe bạn văn gọi “Hủ, Hủ” là chàng taquê như cái tủ”, chỉ muốn… chuồn, nhất là khi có mặt bạn gái! Cũng thế, sau khi tương đối có tiếng, Nguyễn Thái Dương mà nghe ai gọiTrời,Trời” là chỉ muốn nhìn xuống… đất!
Ngy Xuân Sơn ngày xưa là bút danh của nhà thơ Phạm Sỹ Sáu sau này. Làm như bút danh có ”tác động” đến “ngòi bút”, thuở ấy thơ tình học trò của Ngy Xuân Sơn rất mượt, (Đâu phải mình anh biết mơ/ Theo em đã mỏi mấy chờ đợi nhau), còn bây giờ thơ của chàng bộ đội một thời này rất gồ ghề. Hỏi, mới biết vì Phạm Sỹ Sáu… biết yêu sớm, chữ Ngy trong bút danh kia chính là viết tắt của các chữ “người gái yêu”! Trời, có thể nói, Phạm Sỹ Sáu xứng đáng là “đại ca” của những 9x thời nay qua việc biết đặt nicknametừ khuya”, thời chưa có máy tính!

triệu phú” ngôn từ!

Chim sơn ca không còn vang tiếng hót/ kể từ khi anh bỏ cửa tháp ngà/ nơi dấu ái có bạn bè thân thuộc/ có hàng cây rơi những trái me già… là một đoạn thơ dễ thương nói về tình bạn học: người con trai nghỉ học để lại nỗi trống vắng nơi người bạn gái. Đoạn thơ chữ nghĩasang sang” là nhờ các từ ngữ “sơn ca”,tháp ngà”,dấu ái”… Nhưng bây giờ, bạn đọc ít chia sẻ với những từ ngữ ấy,vì sựsang sang” kia vô hình trung làm nhòa sự bình dị” thân thiết của tình bạn mà tác giả muốn diễn tả mất rồi! Tác giả của nó - Vũ Thị Phù Sa - không ai khác chính là nhà thơ Vũ Trọng Quang hiện nay. Hồi ấy, chàng” Quang cảm thấy rằng phải kí một cái tên con gái thì mới làm người đọc cảm thông da diết về “tình ý” dành cho người bạn trai trong bài thơ! Còn những từ ngữ “sang sang” kia, xin đừng vội phê tác giả, nó là “đặc sản” của tuổi học trò một thời -viết vậy nghe chừng mới tha thiết, và đặc biệt, nó mới nói lên tầmtrí thức” về chữ nghĩa của tác giả! Khác với Nguyễn Nhật Ánh có cái bút danh Hoài Mộng Diễm Thư ướt rượt như công chúa, bút danh Vũ Thị Phù Sa của Vũ Trọng Quangnồng nàn” như thôn nữ!
Gs -Ts Huỳnh Như Phương cũng từng làm thơ… không dở trước khi thành nhà phê bình! (Thường thường ai làm thơ dở mới… chuyển sang làm nhà phê bình mà). Thời ấy, ông lấy bút danh là Lê Hồ Phủ mơ mơ hồ hồ không rõ nghĩa, thì ra đó cũng là một cách gây ấn tượng với bạn đọc (tên lạ quá phải nhớ, phải đọc xem sao). Có cm tưởng Huỳnh Như Phương thấy chất tao nhân” chưa đủ nên cái bút danh kia nó khoác vẻmặc khách” u huyền làm sao! Trong một bài thơ thuở học trò, ông viết: “Em chơi ô ở trước sân nhà/ Anh len lén vào vườn hái trái/ Cả lũ ổi bầy chim đều sợ hãi/ Chỉ mình em nhoẻn miệng rất xinh thôi. //- Sài Gòn dạo ấy chiều hay mưa/ Anh ngồi xin trời chuyển sang mùa/ Để mai kia nắng về hơ ấm/ Những cánh chim gầy trên phố xưa”. Hai đoạn thơ hầu như không “dính” gì nhau, vì nó thuộc hai bài… khác nhau được chép từ trí nhớ! Nhưng đoạn thơ thứ hai khá là “tráng khí”, người viết tỏ ra là một bậc “chính nhân” sẵn sàng bảo bọc hết những ai đang… đau khổ, nhất là các đấng nữ nhi,Anh ngồi xin trời chuyển sang mùa/ để mai kia nắng về hơ ấm/ những cánh chim gầy trên phố xưa” trong khi chính mình chỉ là một cậu học trò nhiều mơ mộng đang cần “định hướng” hơn ai hết! Hình như đó là “tiết tháo” chung của những thi sĩ học trò một thời. Thì xem, không biết đã yêu đến đâu mà Nguyễn Mặt Trời đã đặt một cái nhan đề thơ cực... dữ: Cái đêm tri ngộ, rồi trong thơ (... Vẫn là cơn mộng dữ thôi/ Mắt người bén một nụ cười liếc nghiêng...) cũng gọi ai đó là “người” rất chi là người lớn và trách móc thế này thế nọ như là một tình nhân... cay đắng!
Đó là “phong cách” làm thơ một thời của mực tím trước 1975 tại miền Nam. Có chút đại ngôn, có chút mơ cuồng, thậm chí là những “triệu phú” ngôn từ thơ ngây. Nhưng đó là những tâm hồn triệu phú thứ thiệt, vì những cây bút ấy đã biết ấp ủ bao hoài bão lớn đồng thời với cái thực tại thơ mộng mà mình đang sống và tận hưởng lúc bấy giờ, trong thơ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét