Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

lời muộn cho Trầm – nguyễn đăng trình * thơ













ba mươi năm ba mươi năm
xa cô bạn học tên Trầm ngày xưa

tôi về Quảng cuối mùa mưa
một trời áp thấp bão vừa ngớt xong

Trầm đang yên ấm bên chồng
làm sao tôi trải tấm lòng tôi ra

bão trời ập đến rồi qua
bão lòng âm ỉ vậy mà lê thê

ra thăm đôi bữa tôi về
cõng theo nỗi nhớ Trầm tê tái đầy

nói gì sau cái bắt tay
thầm mong Trầm mãi tháng ngày hoa khôi...

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

chế biến đêm - phạm thị cúc vàng * thơ












Ước gì ta cắt được đêm ra từng mảnh
biến chúng thành những chiếc bánh con con
không còn nữa khối đêm đặc quánh
ta ăn bằng hết ngần ấy bánh thơm ngon
.
này bánh nhớ mang màu của mặt trời màu đỏ chót
nung chảy phiến óc , vườn tim
ta bỏ vào hàm thời gian nghiền nát
nhớ rả tan tiêu hủy hết nỗi niềm
.
này là bánh sực mùi hoàng hôn tím
hắt thêm lên mặt bánh vệt nắng loang
lại cho vào hàm thời gian nghiền nát
đừng để ai chứng kiến vết chiều tàn
.
còn biết bao bánh chất chứa niềm ta
bội thực mất thôi, ta đành lựa chọn
một chiếc bánh mơ từ thời mới lớn
có dáng trái tim ngồn ngộn yêu đầy
.
trong cơn khát thèm , ta ngấu nghiến bánh tình yêu
vị ngọt ngon thấm dần đầu lưỡi
mùi béo ngậy sộc vào nóc mũi
chiếc bánh này
ta nhấm nháp thâu đêm.

------------------------------
* nguồn: xunau.org

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

câu chuyện về bút danh của nhóm thơ xứ Nẫu - lâm bích thủy * ký


Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Khi mới vào làng thơ, ông lấy bút danh Minh Duệ Thị. Bút danh này ít ai biết, ông đổi là Phong Trần. Nhìn vóc hạt thư sinh của ông, bác Tấn chọc vui “anh người mảnh mai như cây sậy, làm sao chịu được Phong Trần mà ước?” và cũng bị một bà cụ thâm nho ở Bình Định nói tên này không phù hợp với tính cách Hàn nên đã khuyên đổi bút danh. Ông Trí bèn lấy chữ đầu của nơi sinh “Lệ Mỹ” và chữ đầu của quê cha “Thanh Tân” ghép lại thành “Lệ Thanh”. Bút danh này ông rất vừa ý, nhưng bác Quách Tấn lại trêu. “Bộ anh ngó dễ thương mà hiệu Lệ Thanh nghe cũng “yểu điệu thục nữ”, vậy tôi gọi anh là cô Lệ Thanh cho thêm duyên”. Ông Trí chẳng nói gì, ít lâu sau thấy người ta thấy tên Hàn Mạc Tử xuất hiện trên các báo. Hàn Mạc có nghĩa là ”rèm lạnh”, ông cho là độc đáo, đến khoe với bác Quách Tấn… Bác Tấn cười mà rằng “Kể cũng ngộ thật. Tránh kiếp PhongTrần lại đi làm khách hồng nhan. Sợ kiếp hồng nhan đa truân lại đi làm kiếp Rèm Lạnh. Tránh lờ chui vào lưới, sao lẩn quẩn quá thế?”. Ông Trí bực quá “Anh này thật đa sự, không biết đặt cái đếch gì cho vừa lòng anh”. Bác Tấn hướng cho ông lối ra “nếu đã có rèm mà thêm bóng trăng vào, hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng?”. Ông Trí bàn với bác Tấn một lúc, rồi lấy bút vạch thêm vành trăng non lên đầu chữ a ra chữ ă. Chỉ thêm một cái dấu thôi mà nghĩa khác hẳn. Từ “Rèm lạnh” giờ thành “Bút mực”.  Sau đó, ông Trí thích chí nói: “Đã có bóng trăng rọi vào, thì từ nay danh tôi cũng như thơ tôi sẽ mỗi ngày mỗi thêm rạng ngời như bóng trăng”.

Bút danh Chế Lan Viên
Tờ Văn Nghệ - Người văn. Số … đề cập đến bút danh này.
PV: Nghe nói, bút hiệu của nhà thơ Chế Lan Viên xuất phát từ tình bạn với ông?
YL: Nói đúng hơn chữ “Lan Viên” là từ tên tôi và một bài thơ của tôi. Hoan làm thơ từ lúc 12, 13 tuổi, đầu tiên lấy bút danh từ những địa danh ngoài quê hương Quảng Trị như: Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Khoảng 1934, tôi xa nhà xuống Qui Nhơn học. Đêm trước ngày ra đi, thấy trời đã tối mà cha tôi vẫn thắp đèn dầu tưới lan, tôi xúc động làm bài thơ
Rồi đây mỗi ngã một thân đơn
Con ngọn đèn xanh, cha mảnh vườn
Đêm lụi đèn tàn ai gạt bấc
Vườn lan ai ấy tưới thay con
Khi nghe tôi đọc hết bài thơ, Hoan xúc động rơm rớm nước mắt. Sau vài giây im lặng, Hoan chậm rải nói “Mình muốn làm một cái gì đó để kỷ niệm bài thơ và tình bạn của chúng ta”. Và Hoan đã thực hiện lời nói ấy; các bài thơ đăng trên “Tiếng trẻ” sau này Hoan đều lấy bút danh là “Lan Viên”.
Đến năm 1936 Hàn Mạc Tử có bài thơ “Thi sĩ Chàm” tặng Hoan, ghi mấy chữ là “Tặng Chế Bồng Hoan”. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm nhân lúc đến thăm bạn, ở bên bờ đầm Thị Nại, nơi Hoan đang trọ học. Xem thấy dòng đề tặng ở trang sách, bèn góp ý với Hoan “Hoan nên ghép hai tên lại làm kỷ niệm”.
Lúc ấy, bản thảo tập “Điêu tàn” vừa xong, Hoan lấy bút danh “Chế Lan Viên” và gửi cho Nguyễn Xuân Sanh, nhờ in ở Hà Nội. Từ đó trên thi đàn văn học Việt Nam người ta thấy bút hiệu – Chế Lan Viên.

Bút danh Yến Lan                                                         
Trong làng văn, ai cũng tìm cho mình một bút danh mang ý nghĩa khó quên; người thì lấy tên làng, tên dòng sông quê hoặc một kỷ niệm nào đó trong đời. Chắc chắn chỉ có ba tôi, người duy nhất lấy tên hai thiếu nữ yêu mình làm bút danh:
Thầy Lang tên thật là Lâm Thanh Lang (Lan có g). Thầy và 12 học trò quây quần bên nhau, trong một gian nhà mái ngói âm dương, đối diện với cây me cổ thụ. Trước khi làm thầy, chàng  đã nổi tiếng là người hay thơ. Các nữ sinh thường đọc thơ và chuyện ngắn của chàng trên các tạp chí với bút hiệu Xuân Khai.
Tài thơ và cách ăn nói nhỏ nhẹ, có duyên của chàng làm xiu lòng nhiều thiếu nữ. Dáng người phong độ, gương mặt ưa nhìn, ánh mắt trong sáng, tất cả toát lên vẻ thông thái, làm các thiếu nữ ở huyện đêm nhớ, ngày mong…
Họ đến lớp học thầy chỉ để bàn tán về thi sĩ hay thơ, đẹp trai hơn là để thu lượm kiến thức.
Trong giờ học, có lúc đang bình giảng thơ, học sinh bỗng thấy thầy khựng lại và hướng ánh mắt nhìn ai đó, các học sinh nam quay nhìn theo và phát hiện ra nơi đó là chỗ ngồi của cô thiếu nữ rất tình tứ nhìn thầy, khiến thầy đột ngột dừng lại...
Tôi không biết ông già tôi đẹp trai cỡ nào mà má tôi cũng hay nói tới điều này. Còn anh Quách Giao, con bác Q.Tấn đã nói với tôi: “Ba em hồi trẻ đẹp trai lắm đó, thiếu nữ nào thấy cũng mê chứ không phải mình má em đâu”.
Lớp học của thầy, có hai thiếu nữ khá dễ thương; họ cùng tầm tuổi và vóc dáng. Cô tên Yến, cô tên Lan. Hai cô thương nhau như chị em ruột, đi đâu cũng có nhau. Cả hai đều thương thầm nhớ trộm; mê thơ và giọng đọc của thầy Lan lắm. Một hôm, không biết là vô tình hay cố ý, hai cô nói rõ to như để thầy nghe được “Tao với mày chơi thân nhau như vầy, sau này có lấy chồng, chỉ lấy chung một người thật đẹp trai làm chồng, để chúng mình khỏi xa nhau”. Nghe lõm trọn câu nói của hai nữ sinh, thầy Lang tủm tỉm cười ý nhị! Ít lâu sau, cô Yến theo gia đình chuyển vào Nha Trang. Tình bạn của họ bị chia xa. Cô Lan vẫn đều đặn một mình đến lớp thầy Lang học.
Không lấy được chàng thi sĩ, cô Lan nhất quyết đi tu. Cô vào tu tại chùa Sư Nữ ở Phan Thiết. Cả nhà tỏa khắp nơi tìm, nhưng bóng dáng cô như biến khỏi mặt đất? May có bà chị họ đi lễ Phật, gặp, lén báo tin về gia đình. Chàng thi sĩ họ Lâm khăn gói theo anh trai cô, vào tận chùa đón về. Và bài thơ “Phan Thiết” có 18 câu đã ra đời. Xin trích:
Ôi Phan Thiết, sông Cầu, Lăng Cô, Đà Nẵng
Đến một lần chỉ để nhớ mãi không khuây
Đêm lạnh, tóc mai dầm hướng gió
Nặng tình xanh trăn trở giữa chăn đơn
Tôi thức uống bầu sao từng hớp nhỏ
Gạn vô lòng chất biếc mỗi tình thương…
(4/1944)
Sau bước ngoặc này, cô Lan và thầy Lang gắn bó hơn. Mặc mẹ kế ngăn cản “Lấy con Lan là lấy gái nạ dòng”; mặc cha cô Lan cấm đón. Hai người vẫn lén rủ nhau xuống bãi biển Qui Nhơn, ra Đập Đá trên những chuyến xe ngựa rất lãng mạn.
Cha cô thấy họ quá quyết tình, đành chấp nhận để con gái cưng lấy chàng thi sĩ mà không màng đến nữa việc có môn đăng hộ đối hay không!
Cô Yến ở Nha Trang nghe tin, gửi thư ra động viên, vun đắp cho hai người nên duyên vợ chồng và tế nhị rút lui lời thề lấy chung chồng năm xửa năm xưa!
Tội nghiệp, trong lần đi tản cư, chiếc thuyền chở gia đình cô bị lật, làm chết hết! Biết tin, chàng thi sĩ Xuân Khai, nhớ lời thề ngây thơ của đôi bạn, và để kỷ niệm tình bạn của họ, ông thay bút danh Xuân Khai thành Yến Lan
Riêng bút danh Xuân Khai, bác Quách Tấn có thắc mắc:
 “… hiệu Xuân Khai có người bảo rằng do câu thơ cổ “xuân khai hoa bản địa” mà ra. Tôi nghĩ tên chú là Lâm Thanh Lang, chữ lang có nghĩa “chàng” hoặc “cây cau” chứ có phải “Lan” là hoa lan đâu mà dùng “trích cú“ như vây?”.    
Trong cuốn “Phong trào thơ mới 1932-1945” giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng, nhóm thơ có cả Bích Khê và Hoàng Diệp.
Ông vẫn giữ ý kiến của mình khi tái bản. Điều này, không đúng. Bác Quách Tấn khẳng định “Tứ linh chỉ có 4 người: Hàn, Yến, Quách, Chế. Mỗi người mang tên một linh vật.
Theo bác, người đầu tiên dùng bút hiệu của nhóm Tứ linh trong thi đàn là Hoài Thanh.

-----------------------------
* nguồn: vanchuongviet


phát hành tuyển tập THƠ BẠN THƠ

Tuyển tập “Thơ Bạn Thơ” vừa được NXB Văn Học ấn hành, do Lý Phương Liên và Nguyễn Nguyên Bảy làm chủ biên. Lời thưa đầu sách, viết: “Cảm ơn các bạn thơ mở lòng đón nhận sách Thơ Bạn Thơ. Xin hỷ xả chúng tôi kiến văn giới hạn trước vườn thơ trăm hoa, khó tránh việc đọc chọn còn nhầm quên mạch nguồn tiềm ẩn. Xin hỷ xả chúng tôi tâm chưa đắc bồ đề còn chịu áp lực đời thường, tình thơ còn vướng lụy sân si. Xin hỷ xả và nuôi dưỡng đức tin, đã là thơ đúng nghĩa và hay, không sớm thì muộn, chưa hôm nay sẽ ngày mai, chưa kịp quảng bá trong sách Thơ này sẽ được in trong sách Thơ tiếp sau, chúng tôi sót quên, các bạn thơ khác sẽ nhớ, sẽ đọc chọn, là Thơ hay, nhất định sẽ hiển lộ sắc hương”. Tuy nhiên, điều thú vị nhất ở “Thơ Bạn Thơ” là độc giả được khám phá thế giới cảm xúc của những cây bút quen thuộc trong lĩnh vực văn xuôi như Nguyễn Đình Chính, Tô Hoàng, Văn Chinh, Nguyễn Khắc Phục, Nhật Tuấn hoặc Triệu Xuân!


“Thơ Bạn Thơ” dày 300 trang, bìa cứng, được chia làm ba phần. 
Phần 1 có 99 câu thơ hay của 99 tác giả.
Phần 2 có thơ của 10 nhà thơ đã khuất: Hoài Anh, Trần Hòa Bình, Nguyễn Trọng Định, Bùi Giáng, Hải Kỳ, Nguyễn Lâm, Lưu Trọng Lư, Dương Kiều Minh, Tường Vân, Lê Trí Viễn.
Phần 3 là thơ của 55 tác giả đương đại: Phạm Đình Ân, Nguyễn Việt Chiến, Văn Chinh, Nguyễn Đình Chính, Hoàng Gia Cương, Lâm Thị Mỹ Dạ, Bạch Diệp, Thủy Hướng Dương, Lê Bá Duy, Lê Xuân Đố, Lý Viễn Giao, Đông Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trần Thu Hà, Trần Vân Hạc, Hoàng Việt Hằng, Phạm Hầu, Nguyên Hậu, Trần Ninh Hồ, Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Xuân Họa, Tô Hoàng, Trần Đình Hoành, Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Khôi, Nhất Lâm, Quốc Long, Vũ Bình Lục, Am Các Minh, Ngô Minh, Mai Quỳnh Nam, Bích Ngọc, Lê Hoài Nguyên, Nhụy Nguyên, Vĩnh Nguyên, Lê Thiếu Nhơn, Võ Thi Nhung, Trần Nhương, Nguyễn Khắc Phục, Vũ Quần Phương, Y Phương, Trần Lê Túy Phượng, Lê Huy Quang, Nguyễn Thái Sơn, Thanh Thảo, Hồ  Bá  Thâm, Nguyễn Quang Thiều, Song Thu, Nguyễn Anh Tuấn, Nhật Tuấn, Thanh Tùng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Tuyết, Triệu Xuân, Phùng Hải Yến.

Ở Lời thưa đầu sách, viết: “Cảm ơn các đấng sinh thành và gây dựng Nền Thơ Việt Nam, cảm ơn các thi nhân tiền bối giờ này nơi cõi khác vẫn mong đợi ngâm ca tình thơ con cháu. Cảm ơn và kính dâng lên miền thiêng thơ những áng thơ thời chúng tôi đang sống.
Cảm ơn thơ, cảm ơn các người thơ cao cả đã ban cho chúng tôi vinh dự thực hiện ước mơ tự nguyện được đọc chọn và quảng bá những bông thơ bầu bạn. Bảo là ước mơ tự nguyện, bởi đây là sự tri ân đạo lý với thơ và các bạn thơ đã sinh dưỡng đức tin, trợ cứu đời sống, chỉ dạy chúng tôi tu thân sống làm người tử tế.
Cảm ơn các bạn thơ mở lòng đón nhận sách Thơ Bạn Thơ. Xin hỷ xả chúng tôi kiến văn giới hạn trước vườn thơ trăm hoa, khó tránh việc đọc chọn còn nhầm quên mạch nguồn tiềm ẩn. Xin hỷ xả chúng tôi tâm chưa đắc bồ đề còn chịu áp lực đời thường, tình thơ còn vướng lụy sân si. Xin hỷ xả và nuôi dưỡng đức tin, đã là thơ đúng nghĩa và hay, không sớm thì muộn, chưa hôm nay sẽ ngày mai, chưa kịp quảng bá trong sách Thơ này sẽ được in trong sách Thơ tiếp sau, chúng tôi sót quên, các bạn thơ khác sẽ nhớ, sẽ đọc chọn, là Thơ hay, nhất định sẽ hiển lộ sắc hương.
Cảm ơn thơ kết nối tình thơ. Cảm ơn Thơ Bạn Thơ góp điệu vần vinh danh Nền Thơ Việt. Cảm ơn bạn thơ đã hưởng ứng, trợ sức chọn đọc, phát hiện thơ. Xin nắm tay nhau, đồng lòng, hiệp sức cùng đi tiếp hành trình Thơ Bạn Thơ!"...

------------------------
* nguồn: lethieunhon


Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

sự xung động trong sáng tác – khổng đức


[Trích dịch từ nghệ thuật triết học của Vương Đức Phong]

Trong hành trình của nghệ thuật sáng tác, bước thứ nhất là hình thành sự xung động sáng tác; nó khác với xung động diễn đạt, vì do hai yếu tố cấu tạo nên. Yếu tố I là do tính siêu việt của tình cảm sinh tồn mà tự thân nghệ thuật gia cảm xúc (tức là siêu việt tính nội dung của đối tượng thực tế). Yếu tố 2 là thông qua sự cảm xúc kích thích mà phát sinh sức tưởng tượng sáng tạo; nghệ thuật gia hình thành một thứ dự cảm ý tượng thẩm mỹ chưa biết rõ.   
 Cơ sở xung động sáng tác gồm có hai phương diện:
 I- Tình cảm sinh hoạt của nghệ thuật gia. Trong cuộc sống hiện thực, mỗi cá nhân chúng ta đều có sự xung động biểu hiện tình cảm, nhưng nếu muốn biến đồi sự xung động ấy thành xung động sáng tác, phải vận dụng tình cảm biểu hiện ấy không thể chỉ là tình cảm của tính đối tượng, mà đồng thời phải là một thứ tình cảm sinh hoạt trong tình cảm.
Tình cảm sinh hoạt của nghệ thuật gia, đặc trưng chủ yếu phải mang tính “nhi đồng tâm”. Thường nhân và nghệ thuật gia đều phải nhiệt tâm yêu cuộc sống, nhưng tình yêu của nghệ thuật gia đối với cuộc sống có chỗ khác nhau. Nghệ thuật gia đối với sự nhiệt tâm yêu cuộc sống vẫn thủy chung ở tâm thái nhi đồng, gọi tắt là “đồng tâm”. Do sự đồng tâm mà đối với nhiệt tâm yêu cuộc sống không hề có dính dáng gì đến tạp chất của thói đời, và do đó tình yêu của nghệ thuật gia càng khoáng đạt và vững chắc lâu dài, đó là điều nó khác với thường nhân. Dĩ nhiên đó là người đã trưởng thành nhưng vẫn bảo lưu được tính nhi đồng đáng quí. Cứ theo ý nghĩa đó mà nói đó là sự chín chắn chân chính.già dặn thói đời, khuất phục mà phán đoán cuộc đời một cách chín chắn khác biệt.
Một người già dặn với thói đời thường có những tình cảm sinh hoạt sâu rộng và chân chính thuần túy, và chỉ căn cứ vào quan hệ lợi hại thực tế không tách rời với sự thể nghiệm nhân sinh sung thực của chính bản thân. Sở dĩ chúng tôi nói sự thành thục chân chính có bao hàm tính nhi đồng, là vì chỉ có sự bảo lưu tính thiên chân của nhi đồng một cách thành thục, thì mới có khả năng sinh ra sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. Ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật là từ trong chu vi của thế giới sinh hoạt bình thường hằng ngày mà phát hiện được thứ sự vật bị che đậy, từ trong đối tượng sự vật đó mà phát hiện thành đối tượng siêu việt chân thực, và trong sự phát hiện ấy lại đạt được nẻo đường tình cảm đã trải qua. Xung quanh thế giới sự vật tình cảm tồn tại không cái gì là không ẩn hàm mối quan hệ nhân tính. Và nghệ thuật chính là làm sáng tỏ sự hoạt động liên hệ đó. Cái tâm thái nhi đồng của nghệ thuật gia khiến cho sự mẫn cảm của ông ta trước sau tạo thành mối liên hệ cảm tính của sự vật tồn tại gắn liền với nhân tính.
Thật ra trong bất cứ lãnh vực nào bao gồm cả lãnh vực nghiên cứu khoa học, phàm cái gì chân chính do con người sáng tạo đều phải bảo lưu tính “đồng tâm” quí báu, không có đồng tâm mà có thể sáng tác là điều “bất khả tư nghị”. Đánh mất sự “đồng tâm” là mất hết năng lực tưởng tượng và dũng khí sáng tạo; vì tất cả sự sáng tạo cần phải có cái không gian tưởng tượng, nó là do cái đồng tâm bảo tồn.
Sự nhiệt tâm yêu thương cuộc sống của nghệ thuật gia, tóm lại có tính chất mộng tưởng, nhưng đó là một thứ mộng tưởng tự giác đạt đến cao độ. Trong mộng tưởng nghệ thuật gia yêu cuộc sống, và tình yêu ấy là cuộc sống chân thực và cao cả. Chính vì lý do đó mà chúng ta mới tránh được sự ngộ nhận, tức cho rằng những tình cảm mà nghệ thuật gia diễn tả trong tác phẩm là trực tiếp, nguyên là cảnh xử sự trong cuộc sống thực tế của ộng ta, tợ hồ những gì ông ta liệt kê trong tác phẩm chính là sự ghi chép cuộc sống của ông ấy.
Tình cảm sống của nghệ thuật gia là lực lượng vĩ đại thần kỳ, lực lượng ấy có thể khiến nghệ thuật gia miêu tả rộng lớn các cuộc sống của mọi người. Một nhà văn học có thể miêu tả điều mà ông ta chưa từng thể nghiệm hay có thể chưa hề sống qua, thí dụ một tác gia kiệt xuất văn học lịch sử, có thể tả được những cuộc chính biến kinh hồn lạc phách trong cung điện cổ đại; đối với những nhân vật ông khắc hoạch chính xác, tuy rằng ông chưa bao giờ trải qua cuộc sống ấy. Những hiện tượng đó nhìn qua đầy vẻ thần bí, nhưng nếu đi sâu vào tình cảm sống của nghệ thuật gia là hiểu được ngay không có gì là thần bí cả. Trong một thứ tình cảm sống phong phú và sâu rộng của nghệ thuật gia, thì mắt của ông ta tức là mắt của mọi người, sự cảm thụ của ông ấy là có đủ tính chất đau buồn phẩn uất trước mọi tình trạng xã hội. Do đó, ông ta có thể dựa vào sự thể nghiệm và sống từng trải hữu hạn của bản thân mà “suy kĩ cập nhân”; từ đó mà từ tư liệu sinh sống của người khác vẫn nắm được sức cảm thụ sâu xa.
II- Trong nghệ thuật truyền thống nghệ thuật gia vẫn có đươc sự tu dưỡng. Nếu không có được sự tu dưỡng đó thì sự xung động biểu hiện vĩnh viễn không thể nào chuyển hóa thành xung động sáng tác. Xung động sáng tác là một thứ dự cảm ý tượng thẩm mỹ sắp được đưa vào sáng tác. Thứ dự cảm ấy chỉ có nơi nghệ thuật gia xuyên qua nghệ thuật truyền thống. Nghệ thuật gia trường kì tu dưỡng mới thu hoạch được sự hình thành năng lực dự cảm. Nếu chúng ta chỉ căn cứ vào sự khích động của tình cảm mà nghĩ đến việc làm một bài thơ, mà không dựa vào cái gì thì đó chỉ là một thứ không tưởng chủ quan mà thôi. Chỉ có dựa vào mối liên hệ đến thi ca truyền thống  mới có thể dựng nên một thứ kinh nghiệm, thì sự xung động của chúng ta mới có hiệu quả thực tế, là nhắm vào hướng nghệ thuật thực tiển.
Sự tu dưỡng của nghệ thuật gia, nói cho cùng chỉ là sự thừa tập một thứ nghệ thuật truyền thống, thông qua thứ truyền thống ấy mà nhà nghệ thuật đạt được năng lực cơ bản và phương thức của sự trần thuật tổng hợp; ông ta có thể dự tri và đem bộ phận tình cảm rót vào hình ảnh sinh động cụ thể mà sinh ra thị vực nội tại trong tác phẩm.
Chỉ căn cứ vào điểm đó, chúng ta cũng đủ lí do để nhấn mạnh đến sự quan trọng của nghệ thuật truyền thống; nếu không có nghệ thuật truyền thống thì sự hình thành xung động sáng tác chân chính đều không sao có được.

Tiếp theo là Vấn đề linh cảm…

------------------------
* nguồn: tác giả


                     

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

CHIA BUỒN


Nhận được tin cụ ông LÊ BA thân phụ của bạn Lê Minh Bốn vừa tạ thế vào ngày 20 tháng 8 năm 2012 [nhằm ngày mùng 4, thánh 7 năm Nhâm Thìn] tại thôn Nho Lâm, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Hưởng thọ 93 tuổi.
Nhóm thân hữu cựu học sinh Cường Đễ niên khóa 66-73 [Sài Gòn] thành kính chia buồn cùng bạn Lê Minh Bốn và tang quyến.
Xin cầu nguyện hương hồn cụ ông sớm thanh thản nơi miền cực lạc.
Võ Ngọc Chuyển, Võ Thanh Vân, Phạm Đào Phát, Trần Phi Hùng, Nguyễn Hữu Nhung, Đào Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tuấn, Đoàn Văn Khương, Nguyễn Hữu Đệ, Nguyễn Hữu Thành, Huỳnh Công Trí, Đào Văn Thông, Phạm Văn Tam, Nguyễn Trí Tài, Trương Sa Sanh, Trần Đức Lượng, Hồ Thị Ngọc Lan, Võ Hòa, Nguyễn Ngọc Hải, Phạm Khả Dũng, Vũ Bắc Cường, Hà Ngọc Ẩn. Nguyễn Đăng Hảo, Võ Thị Liêm, Nguyễn Hữu Trung, Nguyễn Tuấn, Nguyễn Ngọc Việt…

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

mật tụng - ngô nguyên nghiễm * thơ


Một chiều, ráng đùn như sấm sét
Khách kề vai quang gánh hết cô liêu
Khách liền vai đỡ hoàng hôn rụng xuống
Cả ba nghìn thế giới khói quạnh hiu
Thõng tay bước lang thang kẻ chợ
Hồn bỗng dưng đầy ấp sương chiều

Tiếng vi tế động thầm bụi cỏ
Khơi lời hoan hỉ một hạt bèo
Chân cầu nở bừng giây mật tụng
Lành thay, thiên sứ cũng bay theo
Có lúc, tế bào khai rỗng hoác
Xuyên thân, ánh sáng chảy muôn màu

Từ vô ngã trở về nguyên quán
Uống chưa đầy lưng bát gió mây
Lúc nhúc dưới gót chân cũ kỹ
Hạt nẩy mầm thảo quả lâm ly











Lành thay, đỉnh núi mọc hoa vàng
Sinh khí lùa chơi theo bóng trăng
Mỉm cười ai hỏi cho đầu bạc
Giấu đi y bát chỉ truyền tâm

Một chiều, ráng đùn như sấm sét
Ngửa nghiêng trời đất góc biên cương
Gõ đá lấy ra vô lượng kiếp
Chất chồng báo nghiệp xuống tiền thân
Hiện thân như bóng loài chim biển
Soi hoài chưa kín hết đại dương

Di động mãi cung trời sinh diệt
Là uyên nguyên hay gái liêu trai
Ấn sắc tứ đóng lên thần thức
Là niêm hoa cười buổi thiên khai

Chớp mắt, uống chưa đầy biển xanh
Quay đầu gặp bờ rộng thênh thang
Khi rỗng tuếch, khi nặng nề như núi
Ngập tràn thân tia sáng hỏa đăng
Khi giác ngộ, khi vô cùng không rõ
Ai là người vừa uống cạn vầng trăng.

-------------------
nguồn: thuvien.org

tự truyện - hà thúc sinh * thơ














Ta thích tự do để được yêu hết đàn bà trên thế giới
Thích lang thang thích sống một mình
Có khi ta vượt cả non ngàn cây số
Để hẹn hò cùng một kẻ chưa quen

Bởi vốn sinh ra với nhiều cảm lụy
Thích được yêu và thích được yêu người
Ở trong ta chảy một dòng rượu ngọt
Nên sống giữa đời như giữa cuộc đùa chơi

Nhưng khi yêu em ta vẫn muốn có gì dâng tặng
Xin tặng tình em một đống sách ngổn ngang
Một tâm hồn chứa nghìn cân thuốc nổ
Một kiếp người đầy mộng ảo miên man

Vì em ạ, ta sinh ra đã lỡ
Bay lênh đênh trên sự sống con người
Ta đã chót hẹn hò cùng nhật nguyệt
Hồn đơn sơ như đóa cúc vàng tươi

Có những lúc vui ta vừa đi vừa hát
Vừa lắng nghe thơ róc rách trong đầu
Cũng có lúc ta buồn như tử tội
Ôi kiếp người thấy chật chội làm sao

Riêng tấm lòng ta như cung đàn muôn điệu
Cả một đời thèm khát được rung lên
Khi yêu em ta đã cho tất cả
Vẫn tiếc mình sao chỉ một trái tim…

[đăng trong giai phẩm Văn “Tuyển Tập Tháng Mười” 10/1972
in lại trong tập THƠ TÌNH NĂM 1975]

----------------
* nguồn: thuviensangtao

cây cỏ vô ưu [kỳ 4] – võ chân cửu


người đi tìm hồn

Lần nào về quê nhà, tôi vẫn cảm giác mình là người có lỗi. Mặc cảm ấy như tăng hơn khi một trong những người bạn thân nhất từ thuở thiếu thời là Lê Xuân Tiến đi vào cõi vĩnh hằng (18-7-2012). Từ thuở tập tễnh lập “Thi văn đoàn”, tôi đã gọi bạn là một “Nhà văn”.
Đường từ huyện lỵ Tuy Phước đến mé biển Tân Thanh quê tôi có 2 dấu ấn danh nhân là mộ ông tổ nghệ thuật hát tuồng Đào Tấn ở chân núi Huỳnh Mai, và căn nhà nơi thi sĩ Xuân Diệu chào đời, ở thị tứ Gò Bồi. Giữa 2 điểm vùng núi Kỳ Sơn có 2 tảng đá lớn được người dân đặt tên theo âm vang gõ vào vang ra: đá Trống và đá Mõ. Lần trở lại đầu tiên sau mấy năm vào Sài Gòn bươn chải, núi Kỳ Sơn biến thành một công trường khoáng sản. Hai tảng đá quý đã bị chẻ thành vật liệu xây dựng. Tình trạng ấy cũng diễn ra tại núi Xương Cá ở xã Phước Thuận ven đầm Thị Nại giáp ranh, nơi sinh của Lê Xuân Tiến.
Ngậm ngùi
Những hòn đá Trống, Mõ, Xương Cá khá nổi tiếng, được thi sĩ Quách Tấn miêu tả khá kỹ trong cuốn Nước non Bình Định. Chúng cũng cảm hứng từ huyền thoại cho tôi viết nên trường ca Quảy đá qua đồng (1974). Thời cuộc đổi thay, vì thực dụng nên người ta đang tâm phá nát chúng. Tôi báo với Tiến về nỗi buồn qua chuyến trở về thăm quê đầu tiên này (1988). Lúc đó anh cũng trầm ngâm: mình phải vững, vì vẫn có những sự phá hủy lớn lao hơn: về tinh thần.
Đầu năm 2012, trong một truyện ngắn, LXT tự ngậm ngùi:
“Ở tuổi sáu mươi,tôi băt đâu nghĩ tới thơi gian. Thời gian là món quà mà thượng đế ban tặng cho con người nhưng là một món quà rất khắc nghiệt tùy theo cách của người dùng nó. Tuổi thiếu niên khi bắt đầu biết nhận thức, thời gian đi chậm quá. Từ hai mươi tới bốn mươi, hăng hái đi vào cuộc sống, có thành công có thất bại, hình như tôi không biết có thời gian. Đến bốn mươi trở lên, thời gian hình như đi quá nhanh. Chả mấy chốc đã nghe "gió heo may lại về", đầu tóc đã bắt đầu xuất hiện những sợi bạc. Những đứa trẻ hai mươi năm trước còn đang nói bập bẹ, giờ đã cao lớn trưởng thành gây ra sự ngỡ ngàng của những người sinh ra chúng. Hôm nào đó với tôi lại xuất hiện những lời lẩm bẩm "mới đây mà...". Hai mươi năm là khoảng thời gian không ngắn đối với con người nhưng với tôi lúc này chỉ như một cái chớp mắt…
Đôi lúc tôi tự nhìn lại mình để xem mình có hối tiếc đều gì trong hai phần ba cuộc đời đã trôi qua. Như một cái nhìn vào đáy giếng vào mùa khô, ở đó khi nước cạn tôi sững sờ nhận ra những đồ vật mình vô tình đánh rơi ở đó. Những lỗi lầm mình đã vướng phải đã được khuất lấp theo thời gian. Tôi tự nhủ nếu còn thời gian mình sẽ phải làm lại nhưng chao ôi thời gian đâu còn nữa!”.
(Lê Xuân Tiến, Thời gian – 2012)
Tôi và LXT cùng chung một nhà trọ suốt những năm học đại học. Năm 1974, anh lấy bằng cử nhân lý hóa (MPC) và theo tiếp các chứng chỉ cao học. Sau 1975, tôi và Tiến hăm hở cầm các tấm bằng đại học về trường cũ Cường Đễ, nơi Nguyễn Mộng Giác từng làm hiệu trưởng, xin được đi dạy. Một người quen,vốn học cùng trường trước tôi một năm, đang là thành viên của Ban giám hiệu lâm thời tiếp chúng tôi. Y vẫn giữ nguyên thế ngồi gác hai chân trên bàn, không thèm lật hồ sơ chúng tôi trình, nhưng phán: các anh là tiểu tư sản, không đi học tập là may rồi, giờ đòi đi dạy ai? Thấy không được, tôi quay về ngay Sài Gòn đi bán sách chợ trời. Riêng Tiến, có lẽ vì gánh nặng gia đình nên anh ở lại Quy Nhơn. Anh là con trai trưởng, ba đã mất nên cả đàn em chưa trưởng thành đều trông cậy nơi anh.
Trước 1975 LXT ký tên Lê Phiên Vươn, đã in một số truyện ngắn trên Khởi Hành, Văn. Người ta có thể đến với văn chương từ nhiều lý do. Nhiều người cầm bút từ một năng khiếu bẩm sinh. Vào cuộc chơi này, người cầm bút nếu theo đuổi lâu dài, coi văn chương là cái nghiệp sẽ xác định một xu hướng thể hiện. Tất nhiên không thể coi đó là cách nịnh hót để tiến thân. Định nghĩa về văn chương và mục đích của nó ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Gần đây, có người xem đó là cách tiếp cận đời sống xã hội. Ý kiến này có lẽ chỉ đúng đối với người đọc. Với người viết, “văn tức là người”, nên có lẽ còn là sự lựa chọn và biểu lộ thái độ sống, trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào.
Tôi, Hồ Ngạc Ngữ, Nguyễn Lương Vỵ từ đầu dù đều cho rằng LXT là con người của lý trí, nhưng đều khẳng định đó là một nhà văn, theo nghĩa biết sống và ứng xử đúng để giữ bản chất mình trước mọi hoàn cảnh.
Không được nhận vào dạy ngang cấp 3, vì hoàn cảnh gia đình, anh chấp nhận vứt bỏ tấm bằng đai học ngành khoa học, nộp đơn vào nhập học trường Cao đẳng sư phạm (chuyển từ trường quốc gia sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học cũ) để năm 1978 ra trường, đi dạy cấp 2 ở tận một miền quê xa xôi thuộc huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi cũ và chắt bóp một ít tiền lương để phục giúp gia đình tại Quy Nhơn. Ở đó, anh yêu và cưới một cô giáo cùng huyện. Cuộc sống gia đình khá hạnh phúc. Ở nhà, các em anh cũng lần lượt học hành đến nơi đến chốn. Trước 1978, anh cũng có viết một số truyện ngắn gửi đăng trên báo “Văn nghệ giải phóng”, nhưng dần dần lại cũng tắt nguồn. Thời kinh tế “tem phiếu”, có khi giấc mộng văn chương phải đành gác bỏ. Nhưng anh vẫn đọc nhiều sách, báo để hiểu đúng về bối cảnh văn nghệ hiện thời. Có lần anh khuyên tôi ráng dành dụm, mở cho vợ một quầy hàng xén chuyên bán mắm, muối, đường, bột ngọt… tại nhà để sống qua ngày. Bài học này xuất phát từ sự quan sát khá kỹ hồi mới lớn, từ tấm gương của những cửa hiệu hàng xén người Hoa ở đường phố trước nhà anh ở Quy Nhơn dưới đôi mắt của một người thích viết văn xuôi. Anh mê đọc Võ Phiến, Lê Tất Điều, Dương Nghiễm Mậu…, những nhà văn biết chẻ sợi tóc và tâm hồn làm ba bốn mảnh…

không “Mê Đạo”

Thời thế xoay vần, LXT khi chuyển về Quy Nhơn làm báo từ năm 1983, đến 1990 lại đưa vợ con vào lập nghiệp ở Sài Gòn, vì thấy nghề báo ở đây phóng khoáng hơn. Và anh chọn đề tài thể thao, bóng đá để sự thể hiện được “vô tư”. LXT âm thầm viết văn trở lại, cuối cùng chọn ra cách viết những truyện lịch sử. Truyện ngắm “Mê đạo” anh viết năm 1991 được lấy thành tên cho tập truyện in đầu tay, có lẽ như để dễ gửi gắm lòng mình. Năm 2008 và 2010, theo hình thức “liên kết xuất bản”(tác giả tự bỏ tiền in, phát hành), 2 tập truyện ngắn Mê Đạo và Người đi tìm hồn được in ra. Cả hai đều khai thác bối cảnh xã hội và tâm lý các nhân vật thời kỳ anh em nhà Tây Sơn dựng nghiệp. LXT là một nhà văn không ở trong hội đoàn, tên tuổi ít ai biết; sách phải tự ký gửi cho các công ty phát hành, nhưng mỗi tập sách đều được nhà phát hành quyết toán trên dưới 500 cuốn, một điều khá thú vị trong thời buổi văn chương bị xem như giẻ rách.
Hồ Ngạc Ngữ trong lời bạt cho tập Mê Đạo đã nhìn văn và người LXT khá đúng:
Trong truyện ngắn của mình, Lê Xuân Tiến ghi nhận những xô bồ, phức tạp của cuộc đời và sự chìm nổi của thân phận con người, tình yêu đôi lứa với một thái độ tỉnh táo và với văn phong đôi khi lạnh lùng… Mạch ngầm trong truyện ngắn Lê Xuân Tiến là thông điệp hướng về chân - thiện - mỹ. Bản chất của con người và cuộc sống luôn tốt đẹp nhưng mỗi người “phải hiểu đạo mà sống chứ không mê đạo mà chết”!
(Hồ Ngạc Ngữ, Lời bạt tập truyện Mê Đạo 2008)
Tuổi càng nhiều, sức văn của LXT càng dồi dào. Anh viết nhiều tùy bút, truyện ngắn, nhưng chỉ đăng tải trên một số trang Web của các thân hữu. Đáng nói là cái nhìn và thái độ rất khách quan của nhà văn. Là người của Quy Nhơn, nhiều tự hào về triều đại Tây Sơn, nhưng không phải lúc nào anh cũng cho rằng “quê nhà cái gì cũng nhất !”:
“… Mỗi lần về lại Quy Nhơn, tôi lại cảm nhận cái không khí chậm chạp của lối sống tỉnh lẻ. So với nhiều thành phố, Quy Nhơn còn rất nhiều xích lô đạp. Đi xích lô đạp chúng ta mới cảm nhận hết sự yên tĩnh của phố và biển. Có thể hình dung thành phố này như một cái chéo áo, nơi cuối của thành phố là nơi hợp lại của đầm và biển "Đi năm phút đã về chốn cũ". Giống như câu thơ của Vũ Hữu Định để hình dung về sự nhỏ bé của thành phố này. Trong một truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nói về sự có mặt lặng lẽ của cát. Ở đầu đường cuối chợ của thành phố. Nhưng 50 năm sự bành trướng của nhà cửa đã làm mất đi một địa danh với một cái tên là "Xóm Động". Đi vào xóm này giữa trưa thì đừng quên đôi dép vì mặt trời làm cát nóng lên, đi chân trần có thể làm bỏng chân. Ngày xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử đã từng sống ở đây trước khi vào bệnh viện phong Qui Hòa. Hiện nay nhà thơ của "bến sông trăng" đang yên nghỉ ở một ngọn đồi nhìn ra biển ở khu Gềnh Ráng, một đầu của biển Quy Nhơn, nơi đây đã trở thành khu tưởng niệm .

Biển đẹp nhất vào mùa từ tháng ba đến tháng bảy, lúc đó trời quang, biển lặng, có thể nhìn rõ Cù Lao Xanh phía xa khơi và thấy cả những bọt sóng trắng đập tung tóe vào các bãi đá ở Gềnh Ráng. Những bọt sóng này như xoáy vào ký ức của tôi những lúc xa nhà đi học xa. Biển Quy Nhơn vào mùa gió nồm, thứ gió mát dịu như lời thì thầm của các cô gái. Gió nồm đã đi vào lịch sử "lạy trời cho cả gió nồm / để cho chúa Nguyễn giăng buồm kéo ra". Đó là sự thay đổi của lòng dân, báo hiệu thời suy tàn của nhà Tây Sơn…”.

(LXT , tạp bút Ký ức biển -2012)

--------------------
* nguồn: blog nguyenmienthao

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

nhớ lại một câu hỏi - mang viên long * tạp văn


Trước đây – trong một thư thăm, nhiều bạn văn có hỏi tôi một câu: “Cuộc đời đã đưa đẩy thế nào để anh đến với cái nghề “không thể nghĩ ra” là “Sửa Khóa và Làm Chìa” mà anh đã gắn bó gần suốt cuộc đời còn lại?” - tôi đã “phơt lờ” luôn - vì chưa thể tâm tình cùng bạn lúc ấy!

Đã nhiều năm qua – nhiều bạn văn cũng lại có “thắc mắc” vui tương tự vậy mỗi khi gặp nhau bên tách cafe (hay ly rượu khề khà tán gẩu) – nên hôm nay, ngồi “không” mà bỗng dưng nhớ lại! Xin được có đôi điều chia sẻ cùng anh em – cho vui!

Được trở về quê nhà vào năm 78  - phải rời trường Trung học Tổng hợp Nguyễn Huệ (Tx Tuy Hòa – Phú Yên) là nhiệm sở đang công tác - sau khi đã đôi lần “nuối tiếc” cái nghề cầm phấn và bảng đen (vì thực ra tôi cũng chưa có một cái nghề “tay trái” nào lúc ấy để có thể kiếm sống qua ngày giữa thời buổi rất lận đận và khó khổ đó cả, lúc trong tay không có chút tài sản náo có thể đổi… cơm áo cho con và bản thân) – nên đành lui tới Ty GD (chưa thành lập Sở GD)  để hỏi han tin tức về chuyện xin dạy trở lại, mà không có chút hứa hẹn nào – tôi biết là đã đến lúc phải “mất dạy” luôn rồi! (Dạy văn thì “không được” – còn Anh văn thì… cũng “không thể” nốt! - nhà trường lúc bấy giờ chỉ dạy một sinh ngữ Nga văn thôi).

Sau một thời gian xin đi làm “tiểu công” (khuân vác – phụ việc cho thợ xây đó mà) không kham nổi – Tôi quay sang làm “thợ đụng” (ai có yêu cầu gì - thì làm theo họ - từ thợ điện, dọn vườn, phụ việc lặt vặt v. v…) không có “thu nhập thường xuyên” - tôi đã quyết định vào Tuy Hòa – đến hoc nghề sửa chữa xe gắn máy với người bạn – anh Lê Tăng Mính (nguyên là thanh tra Tiểu học vừa chuyễn… ngành sửa xe Honda sau 75) theo lời đề nghị giúp đỡ của anh! Tôi chỉ tốn tiền xe vào ra – còn mọi chi phí khác người bạn lo cho hết! (anh dạy nghề - ăn ở tại nhà - chu toàn mọi việc). Sau hơn một tháng “khẩn trương” học ngày đêm – tôi về nhà, viết bảng hiệu trên tấm ván nhỏ “Sửa Chữa Xe Gán Máy” – gắn vào thân cây dừa phía trước. Mấy tháng hành nghề - lèo tèo vài khách hàng, công việc ngày càng vắng vẻ! Trong một hoàn cảnh mà người có xe Honda đang tìm người có xe đạp để đổi – và xăng dầu phải mua theo tiêu chuẩn, tem phiếu (ưu tiên cho cán bộ công nhân viên chức) – thì có ma nào “dám” đi xe máy nổ? Tuy là treo bảng “Sửa Xe Honda” nhưng thực ra, sửa xe đạp là chính!

Nghề sửa xe đạp – Honda đòi hỏi các động tác mà căn bệnh thấp khớp mãn của tôi không thể đáp ứng. Nên tôi cũng đang suy nghĩ – để “chuyễn nghề” cho phù hợp với khả năng và sức khỏe và “thời đại” (!).
Một lần đi Qui Nhơn thăm ông bà ngoại của các con – tôi đi lang thang dọc đường phố Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu – các ngã phố Võ Tánh, Gia Long (cũ) – và bỗng nhận ra chiếc tủ gỗ nhỏ của cậu em trạc 18 tuổi đặt ở góc đường. Đến gần, xem – hỏi han, chuyện trò cho vui! Cậu ấy rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi của tôi – như đã thân nhau. Khi biết rõ hoàn cảnh và ý định của tôi muốn “học nghề” – Cậu đã vui vẻ giới  thiệu tôi đến gặp “sư phụ” đang hành nghề “sửa khóa và làm chìa” ở đường PBC. Thế là tôi đã mời “sư phụ” lên nhà tôi một ngày – để “truyền nghề” – với sự đãi ngộ xứng đáng! Từ dạo ấy – vừa học, vừa làm (có ghi chép cẩn thận vào mấy tập vở 100 trang như một “giáo  án”) suốt mấy chục năm qua… Để cho được “đủ ăn”, tôi làm thêm nghề “Bom Quẹt Gas”, cọng với chiếc tủ gỗ nhỏ mua lại bên lề đường PBC của mấy gia đình chuẩn bị thu xếp để lên đường đi kinh tế mới với giá rẻ mạt làm tủ “Sửa Kính Đeo Mắt”. Một người phải làm việc bằng ba – mới có thể sống được trong thời gạo châu củi quế nầy!

Có ai ngờ được rằng cái nghề mình đã đầu tư liên tục từ thưở lên sáu – ròng rã gần 20 năm, mà chỉ nuôi sống nổi mình được 12 năm – trong lúc, một cái “nghề khơi khơi” mà đã gắn bó và nuôi sống mình và giúp đỡ gia đình được hơn 30 năm? Âu đó cũng là một “cái số”? Cũng vui, trong ngần ấy năm – tôi cũng đã “truyền nghề” cho 10 “đệ tử” trong và ngoài tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, kiếm sống được – và đang chuẩn bị… “về hưu” ở tuổi 70…

Có vài người bạn “nhẹ dạ và đa cảm” gặp tôi hành nghế “Sửa Khóa và Làm Chìa” ở góc phố chợ - mủi lòng, buồn! Họ cho biết không thể ngờ rằng tôi – một thời dạy học – viết văn lại gặp cảnh ngộ bi đát đến vậy! Tôi chưa hề nghĩ mình “khổ” như lời chia sẻ của bạn – mà nghĩ, điều gì – rồi cũng có thể xảy đến cho tất cả! Hãy an vui và kiên nhẫn đón nhận mọi biến đổi của cõi tạm – để có niềm hy vọng mà sống tiếp. Tôi đã “ứng khẩu’ đọc tặng anh mấy câu (có phải là thơ không? Vì tôi “không biết” làm thơ) như sau:

“Chữ Thơ – chữ Thợ, cũng gần,
Làm Thơ, làm Thợ - ta mần cả hai!
Làm Thợ thì để sinh nhai.
Làm Thơ thì để … lai rai, đỡ buồn!”.

Bốn câu thơ ấy thuộc loại “văn chương truyền khẩu” - nhưng, qua bao năm - nó vẫn được bạn bè nhiều nơi thuộc và nhắc nhở, như một kỷ niêm vui!

Tôi vẫn thường tâm sự với vài ban thân: “Trước - làm Thầy, ta vẫn vậy. Nay – làm Thơ, ta cũng chẳng khác!”.

Đang vắng khách, tôi “tranh thủ” ghi lại đôi điều chia sẻ “đại khái” với quý bạn văn và  bạn đọc thân mến nhé – cho dzui vậy!

Quê Nhà, tháng 8 năm 2012

------------------
* nguồn vanchuongviet.org

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

cái bẫy dịu dàng - thuận nghĩa * tản văn



Bạn cũ của tôi ngoài 60, định cư ở Canada mấy chục năm. Sau khi vợ qua đời, các con trưởng thành, anh quay về Việt Nam sống vì một lẽ giản đơn: ngán mùa Đông băng giá xứ người. Tôi tin anh nói thật vì Canada rất lạnh, người già rỗi việc suốt ngày ngồi bên lò sưởi, dễ bị trầm cảm. Nhưng theo tôi đoán anh còn có những lý do khác hơn vì một người có bằng cao học Hán-Nôm của ĐH Văn Khoa Sài Gòn ắt tâm hồn có cả kho suy nghĩ, tình cảm, sở nguyện, ước mơ…

Tôi đoán trúng ngay chóc. Không gặp nhau một thời gian dài, bỗng một hôm anh mời tôi uống cà-phê để giới thiệu “bạn gái” của anh. Tôi nghĩ bụng rằng cha già này sinh tật, với cái “mác” Việt kiều, hẳn đã vớ một em chân dài. Tôi thật sự ngạc nhiên “bạn gái” của anh còn khá trẻ – chắc bằng nửa tuổi anh – bồng theo một bé gái còn đỏ hỏn. Anh cười tươi bảo: “…con gái tao đấy”. Tôi nhìn người phụ nữ thăm dò và cô ấy dường như thấy cái dấu hỏi to tướng trong mắt tôi, nên cũng cười tươi, xác nhận: “cháu được tám tháng…”. Anh tỏ ý nhờ tôi “tư vấn” để mua một căn nhà nhỏ làm tổ ấm…

Khi đứa bé khóc, “vợ” anh - theo thuyết chính danh khi bạn gái có con với anh thì phải gọi là vợ mới trúng -  bồng đứa bé đi lòng vòng trong vườn để dỗ cháu, tôi bảo: “mày đã có năm đứa con rồi, sao còn “dính” thêm chi vậy?”.

Anh tỉnh queo kể: “Bà này là em gái bạn tao ở Canada. Lúc đầu tao với bã thỏa thuận hai điểm. Thứ nhứt, không để có con. Thứ hai, không đòi xuất cảnh. Bã OK vì bã cũng có một đứa con với đời chồng trước và có mấy anh chị em ở nước ngoài nên bã biết ở bển chẳng phải là thiên đường. Tao với bã dắt nhau đi chơi khắp nước. Cả đời lo học rồi lo kiếm tiền, đâu có thời gian đi chơi với vợ, nay được tiếu ngạo giang hồ, vui hết biết. Tao cao hứng làm cả trăm bài thơ cả tiếng Việt và tiếng Hoa, hầu hết là thơ tình. In rồi, hôm nào gửi mày xem chơi. Mày biết đấy, tao làm thơ từ hồi trung học. Thế mà qua bển, tao tịt luôn…”.

Anh nhấp ngụm cà phê sữa rồi tiếp: “Bỗng một hôm bã báo tin sét đánh: “em cấn thai rồi”, hỏi tao nên để hay phá. Tao chết lặng, cố lắm mới không kết tội bã vi phạm hợp đồng. Tao suy nghĩ hai ngày mới đi đến quyết định giữ cái thai…”.

Anh giải thích: “Đã có năm đứa con thì thêm đứa nữa cũng được. Dầu sao cũng là giọt máu của mình, bỏ nó mang tội. Hơn nữa, tao với bã đâu phải cặp với nhau qua đường. Bã tội lắm. Có bã tao thấy cuộc sống có ý nghĩa. Tao không biết đó có phải tình yêu hay không. Mày biết đấy, người lớn tuổi như bọn mình thì vợ con, xã hội không cần mình nữa. Chẳng lẽ sống chờ chết… Bã còn trẻ, tao có chết trước thì bã nuôi con. Tiền dưỡng già của tao đủ để mẹ con bã sống… Tao nói điều này chắc mày ngạc nhiên: tao thương con bé này nhiều hơn các anh chị nó, có lẽ vì suốt ngày tao bồng bế nó, còn mấy đứa kia tao đâu có thời giờ gần gũi, chăm nom… À, khi biết tao có đứa bé này, mấy anh chị nó bên Canada đều chúc mừng và mong sớm có dịp gặp em và… dì. Chúng nó còn gửi lời cảm ơn dì đã săn sóc tao thay chúng nó”.

Cha già con muộn nhưng có vẻ tình không muộn. Tôi chưa kịp nói lời chúc mừng anh thì vợ anh bồng con trở lại để cho cháu bú. Tôi quan sát “bố già” lấy bình sữa từ trong xách của vợ, xích ghế lại gần cho con bú một cách điệu nghệ và thích thú. Nhiều người trong quán chăm chú nhìn, có lẽ đến lúc ấy họ mới nhận ra ông già đó là bố của đứa bé chứ không phải ông ngoại. Anh còn tỉnh bơ bảo con rõ lớn: “Bé ngoan BA thương…”.

Trước khi chia tay, anh bảo tôi: “Bã mang bầu tới mười ba tháng… nên cháu phát triển rất tốt”. Thấy tôi trố mắt, anh giải thích: “Thật ra, khi báo tao có thai, bã chưa cấn thai. Bã thử tao đấy. Khi thấy tao chấp nhận có con bã mới yên tâm có thai. Phụ nữ giữ quyền quyết định yes hay no mà. Bã gài bẫy tao…”. Anh cười nhìn người vợ trẻ và chị cũng cười theo.

Một cái bẫy dịu dàng…

8-2012

------------------
* nguồn: xunau.org


Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

bài chủ nhật số 1 – nguyễn đăng trình * thơ












xem ra người đã... tình ngơ
vậy mà ta vẫn... tình khờ... bấy lâu...
vẫn ru phỉnh trái tim đau
vẽ vời chi bức tranh màu xanh xanh?!...

vết thương cũ sẹo chưa lành
nhìn giông gió uốn cong cành đâm lo
đêm qua không ngủ mà mơ
thấy mình bơi giữa bài thơ buồn buồn!... 


thu không ca - ngô nguyên nghiễm * thơ


*tặng bằng hữu Châu Ðốc và Thầy Thiện Chí











Ðá dựng hồn xanh mây chớm chở
Hoàng hôn lồng lộng phố mù mưa
Rượu dăm ba hớp đời ngây dại
Rót xuống linh hoa, rót xuống mãi
Ðậm đà từng giọt thạch anh xưa

Ô hay, hồn của muôn năm trước
Hốt nhiên chuyển hóa thân hoàng cúc
Góc phố hực vàng hạt quang niên
Hàng triệu năm soi quanh trái đất
Một giây khằn cứng góc quê nhà

Lung linh bóng rượu có hình ai
Núi cũng bơ vơ, núi thở dài
Ôm gió bay về sương chợt động
Lạnh buốt tim hồng lạnh hai tay

Ẩn hiện con kênh đầy phố thị
Mươi năm chớp nhoáng áo tang điền
Tiếng đò ai gọi đêm khuya vắng
Ðá dựng phương trời sao trĩu nặng
Giang hồ vứt áo cười oan khiên

Dẫu biết thời gian như cánh nhạn
Hót quanh đáy suối chiều hoang vu
Lạ lùng âm sắc không như có
Thì thôi, một giọt xuống vô hư

Thì thôi, một giọt đi bằng hữu
Chiều đã vàng bên dãy Thất Sơn
Lẽ nào rượu rót chưa vàng áo
Mà đã vàng môi bạn cố hương

Mươi năm rồi lại mươi năm nữa
Núi cũng là hơi ấm khói hồng
Gốc rạ mái tranh đầy ký ức
Hồn chim viễn xứ vẫn thu không

Hồn chim gói kín lời thư tịch
Gởi lại tàn cây cổ cuối làng
Áo vải chân trần chầm chậm bước
Sợ làm đá núi giật mình chăng ?

Ðá dựng hồn xanh chiều biên giới
Cuồn cuộn khí thiêng ráng chiều bay.

--------------------
* nguồn: thuviensangtao


trúc thanh tâm * thơ


tiếng độc huyền













Tiếng độc huyền rơi từ quá khứ
Xé hồn ta, chảy máu trinh nguyên
Áo hoa mờ ảo trong sương mỏng
Là những ẩn tình ta với em!

Phương Nam ơi, bạt ngàn lúa trổ
Cánh cò chao, trắng muốt tuổi thơ
Và trai, gái vẫn thề non hẹn biển
Phải lòng nhau nên cứ bắt đợi chờ!

Tiếng mẹ ru, võng đưa kẽo kẹt
Gió ruộng đồng khuấy động thời gian
Trong im vắng, đừng ai làm tan vỡ
Giữa không gian, trầm bổng một ngón đàn !

Chiều Bảy Núi, đất trời như gần lại
Đêm Núi Sam, trăng đẹp quá trăng ơi
Trong sâu thẳm đắng cay và hạnh phúc
Ta ru ta, với thân phận làm người!

Đừng nói trăm năm đi không tới
Cuộc đời nầy như giấc ngủ non
Tuổi thơ ơi, nụ cười mới lớn
Người học hoài chưa hết cái khôn!

Ta đứng cười vang cùng thế sự
Lở, bồi rồi như một giấc mơ
Để nghe trăn trở bao dòng lệ
Đủ biết tình yêu chẳng bến bờ!

Cả một đời ta, vai gánh nặng
Văn chương, thân hữu với tình em
Thiên đường, địa ngục gần nhau lắm
Còn tiếng độc huyền rớt trong đêm!

chốn xưa










Ngày xuống, nắng trườn qua kẽ lá
Gió đi bộ mỏi gót chân son
Ta nghe giờ giấc đang di động
Chim nhắc giùm ta một khúc buồn!

Ta đứng bên nầy con sông lở
Nhà em ngó mặt phía bãi bồi
Vậy mà, ta vẫn chưa qua được
Dõi mắt hoài đám lục bình trôi!

Bữa đám giỗ sang nhà thằng bạn
Ta giật mình, em cũng đến đây
Áo tím bà ba, bờ tóc mượt
Cuốn hồn ta, gói hết tình si!

Hơn bảy năm rồi ta lưu lạc
Chưa lần thăm lại một góc quê
Nhớ doi, nhớ vịnh mùa nước rút
Lở buốt trong ta phượng đỏ hè!

Năm ngoái, ta về thăm quê ngoại
Buồn xưa chưa tắt tới buồn nay
Cậu nói, con nhỏ gì bên ấy
Tết về chơi, gởi cháu cái nầy!

Quỳnh ngát hương thơm, trời trở gió
Bên hè dế gáy điệu nam ai
Tiếng vạc như đời em lẽ bóng
Xin ngậm ngùi cho mối tình phai!

Nếm trải giang hồ dừng chân lại
Ta cắm sào sâu để biết quên
Những chuyến phà xưa đâu còn nữa
Cầu ngang rồi, bên ấy không em!

Tình hỡi, một đời ta xin lỗi
Riêng với ta, em vẫn là trăng
Xin cảm ơn tình yêu giú ép
Chín mà chua nhớ đến kẽ răng!

------------------------
* nguồn: sangtao.org

miền... cụp lạc [kỳ 26] - nhật tuấn


KỲ 26

Kể từ hôm nàng Emily ngoài đời chỏ tay một cái ông trung tá đã ù té bỏ chạy, rồi sau lúc ban tặng gã cái nhìn đầy yêu thương,âu yếm, nàng bất ngờ nhổ bãi nước bọt, kể từ hôm đó trên ban công đối diện gã vẫn thường ngóng sang vắng hẳn bóng nàng.
Cơn giận giữ tan dần theo nỗi nhớ và giả dụ lúc này được giáp mặt nàng, hẳn gã chẳng còn gợn chút xót xa của buổi trưa hôm đó, ngược lại còn thấy yêu quý gấp bội. Đôi lúc gã định đứng rình trước cửa bám ngay khi nàng đi ra, viện cớ nào đó đến gần hỏi han, trò chuyện. Tuy nhiên những cái  đó vượt khỏi tính cách gã, bởi vậy gã chỉ dám nghĩ thôi, khi nào dám thực hiện. Ấy thế rồi đại hạn mong mãi cũng có ngày mưa, thật bất ngờ, một hôm gã được giáp mặt nàng ngay trong chợ khi gã chen vào mua mớ rau. Nàng đứng đó, thoảng mùi trầm ngời ngời trong chiếc áo pull chẽn, chiếc quần jean bó căng, tay xách túi, bước lại gần và trời ơi nàng nở một nụ cười tuyệt diệu:
“Anh cũng đi chợ đấy à?”.
Than ôi, quà tặng quá bất ngờ ngoài tưởng tượng làm gã cứ trố mắt, cổ tắc nghẽn, người ngẩn, cứng ngắc như bị trúng gió. Chưng hửng vì thái độ bất động của gã, nàng sầm mặt, quay ngoắt, để lại gã nỗi tiếc nuối, ân hận tự sỉ và rồi bừng tỉnh trong cơn bàng hoàng, gã cố vớt vát lại lỗi lầm bằng cách hấp tấp bước theo nàng. Đúng, dù thế nào, gã cũng bày tỏ bằng được cho nàng thấy không phải gã khước từ lời chào thân thiện của nàng, chẳng qua gã quá xúc động, tắc nghẹn cả cổ họng không thốt nên lời đấy thôi. Không may, đám đông xúm xít quanh gã với đủ thứ túi, bị, rổ, rá đang chen chân vào chợ, gã cứ gạt phăng tất cả để cố theo kịp nàng.
“Chị gì ơi…. Cô gì ơi!”.
Gã cứ lì lợm bám sau nàng, hổn hển gọi cho tới lúc mùi trầm lại xộc vào mũi và nàng quay phắt lại.
“Anh hỏi gì?”.
Chao ôi vẻ mặt băng giá giận giữ của nàng như gáo nước lạnh dội thốc vào lòng, tan hết mọi dự định. Gã cuống lên:
“Tôi muốn… Tôi muốn hỏi cô… cô mua con cá ấy ở đâu đấy ạ?.
Vẻ khổ sở và giọng nói lắp bắp của gã làm nàng bật cười.
“Cá mua trong chợ ấy chứ đâu?”.
Nàng có vẻ thương hại, chờ gã qua cơn bối rối, trò chuyện thêm được gì nữa chăng.
“Dạ… cảm ơn… dạ… cảm ơn”.
Than ôi, gã chỉ lẩm bẩm được có thế rồi bước thấp bước cao quay vào chợ.
“Ta đã hai lần phạm sai lầm”.
Gã nghĩ vậy khi bỏ mớ rau vào nồi.
“Lần thứ nhất lẽ ra phải trả lời ngay khi nàng hỏi chuyện, vậy mà cứ đứng đực, lần thứ hai nàng đã cười, có ý chờ ta hỏi chuyện ấy thế mà ta lại bỏ đi, trời ơi, sao rụt rè, nhút nhát đến thế? Một cơ hội vàng bỏ qua, chắc chắn nàng rất giận. Ta phải làm gì chuộc lại? Trước lúc ngủ gã đã phác ra cả loạt kế hoạch, nhưng rồi sáng hôm sau trở dậy lại thấy tất cả đều viển vông, chẳng qua là trò tưởng tượng được bóng đêm kích thích mà thôi.
Và rồi gã lại tiêu phí bao thời gian chờ đợi bên cửa sổ mong thấy nàng nhưng chỉ có cái dây phơi giăng đủ thứ quần áo và đồ lót của nàng mà gã đoán nàng đã ra phơi từ lúc gã đang ngủ. Tất cả những thứ đó hầu như gã đã thuộc lòng tới mức có thể liệt kê nàng có bao nhiêu váy ngủ, bao nhiêu áo ngắn, áo dài, đồ lót… đủ màu sắc, kiểu cách khác nhau. Đôi khi căn cứ vào bộ đồ mới giặt phơi trên dây, gã có thể phỏng đoán đêm trước nàng đi đâu, làm gì theo trí tưởng tượng của gã, và cứ mỗi lần nhìn thấy bộ đẹp nhất, gã lại buồn rầu nghĩ rằng hẳn đêm qua nàng đã đi nhà hàng với lão trung tá. Không hiểu lão tặng gì mà nàng có thể buông thả tấm thân ngọc ngà vào vòng tay cái lão mặt sắt đen sì ấy? Dẫu sao gã cũng được an ủi rằng chẳng qua lão ấy cũng chỉ chiếm được phần thân xác nàng thôi, giống như gã đầu nậu xuất bản mua cô gái có tên là Tình ấy mà. Còn phần hồn, biết đâu ngày nào đó nàng sẽ dâng hiến cho gã. Biết đâu đấy, phải, biết đâu đấy rồi sẽ có ngày… nàng sẽ nói những lời cháy bỏng trong vòng tay gã, rồi sau đó dù  phải chết như những tình nhân nàng Emily trong truyện gã cũng cam lòng.
Khi đã đưa mộng tưởng xa tới đó, gã giật mình nghĩ tới dịch tiếp ngay cuốn trinh thám, quá hạn lần này thằng “đầu nậu” dám cắt cổ. Thế rồi mới chưa được một trang, tiếng gõ cửa rụt rè cắt ngang.
“Vào đi, cứ đầy cửa mà vào”.
Gã vứt bút cau có và rồi tươi mặt trước nụ cười âu yếm của Tố Oanh trong bộ đồ thụng đang mốt của các vũ trường.
“Anh khỏe hẳn chưa, đã làm việc?”.
“Khỏe rồi, khỏe lắm rồi…”.
Trời ơi, không lẽ mình đã làm tình với cô gái xinh đẹp nhường này? Quả thực phấn son lòe loẹt, ngược hẳn vẻ tâm linh, huyền hoặc trên gương mặt, nhưng lại tạo ra được sự thu hút đặc biệt khiến gã không rời mắt.
“Sao anh nhìn em mãi thế?”.
“Lạ thực, không hiểu sao anh cứ cảm giác đã gặp em ở đâu rồi ấy?”.
Cô gái cười sung sướng:
“Có khi anh với em duyên nợ kiếp trước”.
“Em vẫn tin có kiếp trước sao?”.
Cô gái cau mày như bị xúc phạm.
“Lần sau mong anh đừng hỏi những câu như thế”.
Cô xách làn đi tới trang thờ, bày hoa quả, thắp nhang, vái lạy và khấn khứa. Gã chợt nhớ hôm nay mồng một ta. Chết thật, gã quên thắp nhang và cúng hoa quả vào ngày sóc vọng. Khi cô khấn vái xong, gã cảm thấy có lỗi, giọng áy náy.
“Khổ quá, anh quên khuấy mất, thôi từ mai anh hứa với em thắp nhang hàng ngày”.
Cô gái nghiêm trang:
“Anh không cúng, ma quỷ tới. Em chẳng dám đặt chân tới đâu”.
Rồi cô kể vừa đi lên rừng, bói cho dân bản được họ biếu bao nhiêu gạo thịt heo, gà vịt. Ở một bản cao nhất, chính giữa rừng, trèo đèo lội suối quanh co mất đúng một ngày rưỡi, cô chẳng gặp ai, chẳng thấy nhà cửa, duy nhất chiếc lều cỏ chênh vênh sườn núi. Khi cô mò mẫm tới gần, trong lều vọng ra tiếng nói sang sảng.
“Vào đi, cứ vào đi, chớ rụt rè”.
Trong nhà chẳng đồ đạc, giường phản gì hết, một chiếc nệm cỏ trên đó một ông già tóc bạc phơ, mắt sáng quắc đang ngồi xếp bằng tròn, miệng ngậm chiếc tẩu dài cả thước nhả ra không phải là khói thuốc mà là một thứ hương thơm từa tựa như hương trầm. Nghe tới đây gã giật mình, liên tưởng ngay mùi xà bông của nàng Emily ngoài đời, sao lạ thế, ngay giữa rừng sâu cũng có người thích mùi trầm, tiếc thay lại là một ông già. Gã kêu lên:
“Khói thuốc mà có mùi trầm?”.
Tố Oanh nhìn gã thương hại:
“Anh không tin hả? Đúng thế đấy, đúng là thoang thoảng mùi nhang trầm. Mà có thế anh đã nghi hoặc thì những điều em sắp kể chắc khó lọt tai anh”.
“Không, em cứ kể, anh tin, đời thiếu gì chuyện lạ gấp trăm lần thế”.
Cô gái gật đầu, kể tiếp:
“Khi em bước vào, ông cụ cất giọng cười ha hả: “Hay lắm, hay lắm, đúng như ta đã bấm giờ, cháu phải đến đúng ngọ, vậy là cháu có cơ duyên từ trước! Rồi cụ nhắm mắt, bấm đốt và gật gù: “Đúng là trời định, chẳng việc gì thoát”. Cụ hỏi em rất tỉ mỉ, từ ngày sinh tháng đẻ, hai bên gia đình nội ngoại, mình định tới coi cho người trong bản hóa ra cụ lại coi cho mình. Cụ bảo từ lâu, cụ có một cuốn cổ thư dạy tử vi, tướng số cụ đã nghiền ngẫm cả mấy chục năm, không hề coi cho ai hết. Khi biết được số mình chẳng còn bao lâu, cụ tính đốt cuốn sách, chẳng ngờ một đêm cụ nằm mộng thấy một cô gái ăn mặc ra vẻ người thành thị hiện lên khóc  lóc, van xin: “Cụ ơi, xin cụ, đừng đốt, thất truyền bí thuật, đúng ngày ấy, tháng ấy, giờ ấy, cháu sẽ tới, khẩn cụ truyền cho cháu nối nghiệp…”. Sáng hôm  sau, cụ giở sách  bói, quả nhiên đúng giờ Ngọ ngày ấy sẽ có khách phương xa. Thoạt nhìn em, cụ đã nhận ra cô gái trong mộng và cụ tặng em cuốn sách cổ suốt ba ngày liền cụ truyền mọi bí quyết. Sau cùng cụ bảo: “Thôi con xuống núi, nhớ không bao giờ dùng đến nó kiếm tiền, phải lấy đức làm gốc, mất gốc thì tài của con cũng tàn héo luôn”. Em xin cụ ở lại hầu hạ trong những ngày cuối cùng vì cụ đã già yếu quá rồi, nhưng cụ khăng khăng không chịu, em đành gạt nước mắt, lạy cụ ba lạy rồi khoác khăn gói rời bản.

(còn nữa)

--------------------------
* nguồn blog: nhattuan