Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

sự xung động trong sáng tác – khổng đức


[Trích dịch từ nghệ thuật triết học của Vương Đức Phong]

Trong hành trình của nghệ thuật sáng tác, bước thứ nhất là hình thành sự xung động sáng tác; nó khác với xung động diễn đạt, vì do hai yếu tố cấu tạo nên. Yếu tố I là do tính siêu việt của tình cảm sinh tồn mà tự thân nghệ thuật gia cảm xúc (tức là siêu việt tính nội dung của đối tượng thực tế). Yếu tố 2 là thông qua sự cảm xúc kích thích mà phát sinh sức tưởng tượng sáng tạo; nghệ thuật gia hình thành một thứ dự cảm ý tượng thẩm mỹ chưa biết rõ.   
 Cơ sở xung động sáng tác gồm có hai phương diện:
 I- Tình cảm sinh hoạt của nghệ thuật gia. Trong cuộc sống hiện thực, mỗi cá nhân chúng ta đều có sự xung động biểu hiện tình cảm, nhưng nếu muốn biến đồi sự xung động ấy thành xung động sáng tác, phải vận dụng tình cảm biểu hiện ấy không thể chỉ là tình cảm của tính đối tượng, mà đồng thời phải là một thứ tình cảm sinh hoạt trong tình cảm.
Tình cảm sinh hoạt của nghệ thuật gia, đặc trưng chủ yếu phải mang tính “nhi đồng tâm”. Thường nhân và nghệ thuật gia đều phải nhiệt tâm yêu cuộc sống, nhưng tình yêu của nghệ thuật gia đối với cuộc sống có chỗ khác nhau. Nghệ thuật gia đối với sự nhiệt tâm yêu cuộc sống vẫn thủy chung ở tâm thái nhi đồng, gọi tắt là “đồng tâm”. Do sự đồng tâm mà đối với nhiệt tâm yêu cuộc sống không hề có dính dáng gì đến tạp chất của thói đời, và do đó tình yêu của nghệ thuật gia càng khoáng đạt và vững chắc lâu dài, đó là điều nó khác với thường nhân. Dĩ nhiên đó là người đã trưởng thành nhưng vẫn bảo lưu được tính nhi đồng đáng quí. Cứ theo ý nghĩa đó mà nói đó là sự chín chắn chân chính.già dặn thói đời, khuất phục mà phán đoán cuộc đời một cách chín chắn khác biệt.
Một người già dặn với thói đời thường có những tình cảm sinh hoạt sâu rộng và chân chính thuần túy, và chỉ căn cứ vào quan hệ lợi hại thực tế không tách rời với sự thể nghiệm nhân sinh sung thực của chính bản thân. Sở dĩ chúng tôi nói sự thành thục chân chính có bao hàm tính nhi đồng, là vì chỉ có sự bảo lưu tính thiên chân của nhi đồng một cách thành thục, thì mới có khả năng sinh ra sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. Ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật là từ trong chu vi của thế giới sinh hoạt bình thường hằng ngày mà phát hiện được thứ sự vật bị che đậy, từ trong đối tượng sự vật đó mà phát hiện thành đối tượng siêu việt chân thực, và trong sự phát hiện ấy lại đạt được nẻo đường tình cảm đã trải qua. Xung quanh thế giới sự vật tình cảm tồn tại không cái gì là không ẩn hàm mối quan hệ nhân tính. Và nghệ thuật chính là làm sáng tỏ sự hoạt động liên hệ đó. Cái tâm thái nhi đồng của nghệ thuật gia khiến cho sự mẫn cảm của ông ta trước sau tạo thành mối liên hệ cảm tính của sự vật tồn tại gắn liền với nhân tính.
Thật ra trong bất cứ lãnh vực nào bao gồm cả lãnh vực nghiên cứu khoa học, phàm cái gì chân chính do con người sáng tạo đều phải bảo lưu tính “đồng tâm” quí báu, không có đồng tâm mà có thể sáng tác là điều “bất khả tư nghị”. Đánh mất sự “đồng tâm” là mất hết năng lực tưởng tượng và dũng khí sáng tạo; vì tất cả sự sáng tạo cần phải có cái không gian tưởng tượng, nó là do cái đồng tâm bảo tồn.
Sự nhiệt tâm yêu thương cuộc sống của nghệ thuật gia, tóm lại có tính chất mộng tưởng, nhưng đó là một thứ mộng tưởng tự giác đạt đến cao độ. Trong mộng tưởng nghệ thuật gia yêu cuộc sống, và tình yêu ấy là cuộc sống chân thực và cao cả. Chính vì lý do đó mà chúng ta mới tránh được sự ngộ nhận, tức cho rằng những tình cảm mà nghệ thuật gia diễn tả trong tác phẩm là trực tiếp, nguyên là cảnh xử sự trong cuộc sống thực tế của ộng ta, tợ hồ những gì ông ta liệt kê trong tác phẩm chính là sự ghi chép cuộc sống của ông ấy.
Tình cảm sống của nghệ thuật gia là lực lượng vĩ đại thần kỳ, lực lượng ấy có thể khiến nghệ thuật gia miêu tả rộng lớn các cuộc sống của mọi người. Một nhà văn học có thể miêu tả điều mà ông ta chưa từng thể nghiệm hay có thể chưa hề sống qua, thí dụ một tác gia kiệt xuất văn học lịch sử, có thể tả được những cuộc chính biến kinh hồn lạc phách trong cung điện cổ đại; đối với những nhân vật ông khắc hoạch chính xác, tuy rằng ông chưa bao giờ trải qua cuộc sống ấy. Những hiện tượng đó nhìn qua đầy vẻ thần bí, nhưng nếu đi sâu vào tình cảm sống của nghệ thuật gia là hiểu được ngay không có gì là thần bí cả. Trong một thứ tình cảm sống phong phú và sâu rộng của nghệ thuật gia, thì mắt của ông ta tức là mắt của mọi người, sự cảm thụ của ông ấy là có đủ tính chất đau buồn phẩn uất trước mọi tình trạng xã hội. Do đó, ông ta có thể dựa vào sự thể nghiệm và sống từng trải hữu hạn của bản thân mà “suy kĩ cập nhân”; từ đó mà từ tư liệu sinh sống của người khác vẫn nắm được sức cảm thụ sâu xa.
II- Trong nghệ thuật truyền thống nghệ thuật gia vẫn có đươc sự tu dưỡng. Nếu không có được sự tu dưỡng đó thì sự xung động biểu hiện vĩnh viễn không thể nào chuyển hóa thành xung động sáng tác. Xung động sáng tác là một thứ dự cảm ý tượng thẩm mỹ sắp được đưa vào sáng tác. Thứ dự cảm ấy chỉ có nơi nghệ thuật gia xuyên qua nghệ thuật truyền thống. Nghệ thuật gia trường kì tu dưỡng mới thu hoạch được sự hình thành năng lực dự cảm. Nếu chúng ta chỉ căn cứ vào sự khích động của tình cảm mà nghĩ đến việc làm một bài thơ, mà không dựa vào cái gì thì đó chỉ là một thứ không tưởng chủ quan mà thôi. Chỉ có dựa vào mối liên hệ đến thi ca truyền thống  mới có thể dựng nên một thứ kinh nghiệm, thì sự xung động của chúng ta mới có hiệu quả thực tế, là nhắm vào hướng nghệ thuật thực tiển.
Sự tu dưỡng của nghệ thuật gia, nói cho cùng chỉ là sự thừa tập một thứ nghệ thuật truyền thống, thông qua thứ truyền thống ấy mà nhà nghệ thuật đạt được năng lực cơ bản và phương thức của sự trần thuật tổng hợp; ông ta có thể dự tri và đem bộ phận tình cảm rót vào hình ảnh sinh động cụ thể mà sinh ra thị vực nội tại trong tác phẩm.
Chỉ căn cứ vào điểm đó, chúng ta cũng đủ lí do để nhấn mạnh đến sự quan trọng của nghệ thuật truyền thống; nếu không có nghệ thuật truyền thống thì sự hình thành xung động sáng tác chân chính đều không sao có được.

Tiếp theo là Vấn đề linh cảm…

------------------------
* nguồn: tác giả


                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét