Hơn 40 năm, kể từ bài báo đầu tiên được đăng trên báo Quân đội Nhân dân tháng 1-1959,
đến nay đã 53 năm liên tục cầm bút viết văn, viết báo, đôi khi còn làm thơ nữa.
Cái nghề buộc tôi phải sống chết với nó. Tôi đã dặn các con tôi rằng, nếu bố
nhắm mắt xuôi tay, các con đừng dùng hai hòn gạch chỉ hoặc ba cái bát ăn cơm
làm gối mà nên cuộn một tập báo trên bàn làm việc của bố thành cái gối gối đầu
cho bố.
Hơn 50 năm làm nghề báo mà
đôi khi vẫn thấy loạng choạng về cái nghề "khó nhai" này. Hồi còn bao
cấp, làm báo ở một cơ quan thông tin Nhà nước, tiếng thì oai, nhưng thực chất
thì cũng bình thường thôi. Nhiều người bảo làm ở TTX suốt đời ở xã, chẳng bao
giờ được lên "Thông tấn huyện". Chuyên đi "săn tin" mà
những tin mình viết ra có bao nhiêu phần trăm là dối trá, là đánh lừa người đọc, thì chính bản thân mình mới biết. Làm báo
thời bao cấp cực lắm, không giống như các "ông quan báo" thời @ này.
Vào cơ quan 7 năm mới được cái phiếu công đoàn phân cho mua chiếc xe đạp Thống
Nhất cung cấp, sau đổi lấy cái "Phượng Hoàng" sử dụng cho đến nay
chưa hỏng.
Năm 1971, mấy ông lãnh đạo
thương tôi đi nhiều mà toàn là "mũi nhọn" của cuộc sống, đã duyệt bán
thanh lý cho tôi một cái mô tô cũ nhãn hiệu "MZ" của Đức. Giữ nó 21
năm mới chịu thải.
Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, vỡ ra nhiều điều. Không dám khoe với anh đâu, tôi
đã từng được tháp tùng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn một tuần liền công tác tại Thanh
Hóa, đi với Thủ tướng Phạm văn Đồng dự hội nghị tổng kết
thủy sản ở Hải Phòng, tháp tùng Phó Thủ tướng, nhà thơ Tố Hữu về tỉnh "5 tấn" Thái Bình, liên tục đi công tác miền Bắc, miền
Nam với mấy đời Bộ trưởng Bộ thủy lợi, từ ông Hà Kế Tấn đến Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn
Cảnh Dinh, đã từng làm Trưởng Phân xã TTXVN ở Thái Bình, Hải Hưng, cùng ăn,
cùng ngủ với chủ nhiệm
HTX nông nghiệp Vũ La ở Nam Sách Hải Dương, đã lăn vào các phong trào
"Sóng Duyên Hải", "Gió Đại Phong" và lăn lộn với đồng bằng sông Cửu Long, sau giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước...
Anh Phạm Viết Đào, anh chịu
khó nghe tôi "rườm rà" đôi chút trước khi đi vào cái lõi của vấn
đề... Dân tộc ta, dù là người Kinh hay người thiểu số, dù là cư dân thành phố
hoặc nông thôn, đi đến đâu, tiếp xúc với rất nhiều tầng lớp, rất nhiều hạng
người, bao giờ tôi cũng nhận được sự ấm áp tình người, yêu thương, đùm bọc của
cán bộ và nhân dân. Tôi có nhiều kỷ niệm rất đẹp về sự giao tiếp ấm áp tình người
ấy. Nhưng, khổ nỗi ở đời lại cứ vấp phải chữ "nhưng". Sự nghiệp "đổi
mới" do đảng và Nhà nước ta khởi xướng và lãnh đạo, bên cạnh những thành
tựu, nảy sinh và phát triển nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa,
quan hệ ứng xử... càng ngày càng gây khó chịu, bất bình đối với nhân dân lao động. Tôi còn nhớ, khi
được Trung ương phân công phụ trách Ban nông nghiệp trung ương, đồng chí Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh đã "lăn vào" nông thôn, quyết tìm ra một hướng
đi cụ thể dìu dắt nông dân. Về hợp tác xã Thư Thị (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đồng chí "Tướng Nông nghiệp
ấy" ngủ lại HTX, thức cả đêm nói chuyện với nông dân và rất buồn khi thấy
gia đình nông dân lúc bấy giờ chưa đủ màn ngủ đêm trong khi nông thôn rất nhiều
muỗi. Làm cán bộ lãnh đạo gần như cao nhất về với nông dân mà có cái tâm như
vậy làm gì mà nông dân không yêu, không quý. Ngày nay, càng "hô" chống quan liêu thì cán bộ càng có nhiều cách quan liêu,
quan liêu đến đáng sợ. Tôi đã hơn 20 năm sống ở nông thôn, tôi biết rõ cán bộ
xã hiện nay rất ngại tiếp xúc với dân, mặc dù dân là cử tri cầm lá phiếu bầu họ
giữ chức này chức khác. Ông bí thư đảng ủy, ông Phó Bí thư đảng ủy xã vốn là bộ đội xin vào Hội CCB cơ sở bằng được, nhưng sau đó, không
một cuộc họp nào của chi hội có mặt hai ông này. Cán bộ xã ngày nay, không chỉ
là bí thư chủ tịch mà
các vị đầu ngành, cán bộ giúp việc UBND xã cũng nhiễm đâu được cái tính lạnh
nhạt với dân, vô cảm với dân và rất ngại tiếp xúc với dân. Ông cán bộ địa chính
xã tôi một thời "ngốn" rất nhiều đất đai, đất là tiền và tiền vào túi
cán bộ địa chính và cán bộ chỉ đạo, rất sợ tiếp xúc với dân. Ngày này qua ngày
khác, ông ta ngồi lì ở văn phòng, và lúc nào cũng bận chỉ khi cần đi đo lại ruộng, đi làm sổ đỏ... là ông hăng hái nhất vì tất cả các khoản giấy
tờ quan trọng ấy đều phải có khoản lót tay, đôi khi lên đến 25, 30 triệu một
cái bìa đỏ chứng nhận quyến sử dụng đất ở, đất canh tác.
Có điều lạ là bất kỳ chỗ nào có cán bộ Nhà nước tiếp xúc với dân đều gặp sự vô cảm đến tàn ác, đến khó hiểu. Cải cách hành chính sinh ra chế độ một cửa, nhưng không thiếu gì cơ sở có "một cửa nhưng lại nhiều khóa" người dân muốn có được một loại giấy tờ nào đó chí ít phải đi lại nhiều lần và thế nào cũng phải có khoản lót tay. Sử dụng phương tiện vận tải trên quốc lộ sợ nhất các chốt kiểm tra, cứ trông thấy cảnh sát giơ tín hiệu là toát mồ hôi, có ngày phải 5 mười lần "làm luật" mới đi trót lọt, nhất là váo dịp sắp đến Tết hoặc ngày nghỉ lễ dài ngày. Người dân rất sợ phải vào bệnh viên khi ốm đau. Các loại cán bộ có sổ bảo hiểm, người dân có sổ bảo hiểm y tế tự nguyện đều phải qua tay một bác sĩ, trông cũng đẹp gái và hiền lành, nhưng ngồi đấy, không bao giờ thấy cô bác sĩ ấy đặt cái ống nghe vào ngực người bệnh, chỉ buông thõng hỏi mấy câu rồi ghi ghi cái gì đó vào sổ khám bệnh, người bệnh đi lĩnh thuốc mà chỉ giới hạn giá trị thuốc độ vài ba bốn chục nghìn là được rồi.
Có thể nói, sự vô cảm đang là căn bệnh lây lan nhanh và không phương cứu chữa ở rất nhiều cơ quan, rất nhiều cán bộ nhân viên được Nhà nước trả lương để tiếp và giải quyết công việc có liên quan đến người dân. Vào cơ quan công an, gặp ông công an "đầy tớ của dân" luôn học tập làm theo "6 điều Bác Hồ dạy" với bộ mặt lạnh như tiền, ăn nói nhát gừng, gọi trống không. đến bệnh viện va phải những "lương y như từ mẫu" lạnh lùng với bệnh nhân một cách đáng sợ, xin ngụm nước lã khi đang khát vẫn phải có 10 nghìn, lên UBND xã, vào Phòng Một Cửa gặp ngay một "ông cán bộ trẻ hỏi trống không một câu "Cần gì?".
"Cán bộ ký văn bản đi họp, hãy đợi đấy" mặc dù người dân đáng tuổi ông anh cán bộ kia. Thậm chí, ở một môi trường giáo dục, một số giáo viên hoặc cán bộ nhà trường khi tiếp xúc với dân, tiếp xúc với phụ huynh học sinh cũng "vô cảm" không kém các đối tượng khác... Tôi không thể nào kể ra đây muôn vàn trường hợp "vô cảm" của những người "đầy tớ" nhân dân, chỉ có thể nêu lên mấy hiện tượng có tính chất điển hình.
Có điều lạ là bất kỳ chỗ nào có cán bộ Nhà nước tiếp xúc với dân đều gặp sự vô cảm đến tàn ác, đến khó hiểu. Cải cách hành chính sinh ra chế độ một cửa, nhưng không thiếu gì cơ sở có "một cửa nhưng lại nhiều khóa" người dân muốn có được một loại giấy tờ nào đó chí ít phải đi lại nhiều lần và thế nào cũng phải có khoản lót tay. Sử dụng phương tiện vận tải trên quốc lộ sợ nhất các chốt kiểm tra, cứ trông thấy cảnh sát giơ tín hiệu là toát mồ hôi, có ngày phải 5 mười lần "làm luật" mới đi trót lọt, nhất là váo dịp sắp đến Tết hoặc ngày nghỉ lễ dài ngày. Người dân rất sợ phải vào bệnh viên khi ốm đau. Các loại cán bộ có sổ bảo hiểm, người dân có sổ bảo hiểm y tế tự nguyện đều phải qua tay một bác sĩ, trông cũng đẹp gái và hiền lành, nhưng ngồi đấy, không bao giờ thấy cô bác sĩ ấy đặt cái ống nghe vào ngực người bệnh, chỉ buông thõng hỏi mấy câu rồi ghi ghi cái gì đó vào sổ khám bệnh, người bệnh đi lĩnh thuốc mà chỉ giới hạn giá trị thuốc độ vài ba bốn chục nghìn là được rồi.
Có thể nói, sự vô cảm đang là căn bệnh lây lan nhanh và không phương cứu chữa ở rất nhiều cơ quan, rất nhiều cán bộ nhân viên được Nhà nước trả lương để tiếp và giải quyết công việc có liên quan đến người dân. Vào cơ quan công an, gặp ông công an "đầy tớ của dân" luôn học tập làm theo "6 điều Bác Hồ dạy" với bộ mặt lạnh như tiền, ăn nói nhát gừng, gọi trống không. đến bệnh viện va phải những "lương y như từ mẫu" lạnh lùng với bệnh nhân một cách đáng sợ, xin ngụm nước lã khi đang khát vẫn phải có 10 nghìn, lên UBND xã, vào Phòng Một Cửa gặp ngay một "ông cán bộ trẻ hỏi trống không một câu "Cần gì?".
"Cán bộ ký văn bản đi họp, hãy đợi đấy" mặc dù người dân đáng tuổi ông anh cán bộ kia. Thậm chí, ở một môi trường giáo dục, một số giáo viên hoặc cán bộ nhà trường khi tiếp xúc với dân, tiếp xúc với phụ huynh học sinh cũng "vô cảm" không kém các đối tượng khác... Tôi không thể nào kể ra đây muôn vàn trường hợp "vô cảm" của những người "đầy tớ" nhân dân, chỉ có thể nêu lên mấy hiện tượng có tính chất điển hình.
Người Việt nam mình đâu
có đến nỗi như vậy. Vậy thì do đâu, có người bảo do "ông giáo dục" người
thì bảo "do cha mẹ chúng không dạy từ nhỏ" người lại kết luận do cả
một hệ thống chính trị quan liêu, quen ức hiếp dân chúng, quen cái thói vô cảm
hống hách rồi... Mỗi người nói một phách về nguyên nhân của sự vô cảm. Còn nhà
văn Phạm Viết Đào, theo anh, sự vô cảm do đâu?./.
-------------------------
* nguồn blog phamvietdao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét