những xứ đấu bò
Miền Tây Nam bộ là vùng
đất mới đã phổ biến đầu tiên chữ quốc ngữ bằng báo chí, tân văn… Lịch sử luôn kỳ
vọng nó sản sinh những nhà sáng tác tầm cỡ…
Diễn tiến lịch sử, các sáng tác từ miền đất mới vẫn khó tạo được dấu ấn để đi sâu vào lòng mọi người như các tác phẩm truyền thống kết tinh từ “ngàn năm văn vật”. Kể từ lúc manh nha (với Tao đàn Chiêu Anh Các ra đời năm 1736, thời Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha làm Tổng trấn Hà Tiên), đến những nỗ lực của các nhà trí thức cổ vũ sử dụng chữ quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của…, và các thế hệ nối tiếp, văn chương và thơ ca Nam bộ vẫn bị chê là… nôm na, bình dân. Ở đây chưa có nhiều áng văn đẹp nằm sâu trong lòng người. Nguyễn Đình Chiểu qua truyện thơ Lục Vân Tiên dù có những nỗ lực nhằm hài hòa cách hành văn “bác học” với lối nói “bình dân”, thì vẫn có những kết cấu từ ngữ rất thô kệch, què quặt, như câu “Vợ Tiên là Trực chị dâu, Chị dâu em bậu có đâu lỗi nghì”. Do vậy gần đây, khi có nhà phê bình văn học hải ngoại nỗ lực chứng minh rằng bài thơ Nôm “Con cóc trong hang…” là một kiểu thơ “hiện đại”, người ta không khỏi cho rằng đó là sự cố tình giễu cợt. Thời kỳ 1954-1975, nhiều tác giả Nam bộ như Lê Xuyên, Dương Trữ La, Dương Hà… đã chiếm lĩnh trên các tủ sách tiểu thuyết (cho thuê), hoặc truyện dài nhiều kỳ (feuilleton) trên trang trong các tờ nhật báo. Nhưng người đọc vẫn chưa thể xóa được ấn tượng Văn học Miền Nam thiên về lối “diễn tình”, chỉ phục vụ… giải trí.
Vấn đề này xin để lịch sử tiếp tục soi xét. Riêng trong cõi thơ, thì miền châu thổ giàu phù sa này đã sản sinh ra nhiều tác giả mở đường trong nền Văn Học Miền Nam (VHMN) 1954-1975.
Từ năm 1965, khi những cây bút mới ở Miền Trung như tôi bắt đầu đăng những sáng tác mang tính thơ ngây trên các trang văn nghệ ở các nhật báo Sài Gòn thì ở Miền Tây đã có những Văn Đoàn, Bút Đoàn khá mạnh. Tại Sóc Trăng, bấy giờ là tỉnh Ba Xuyên, từ năm 1962 nhóm học sinh Trung học với những Trần Phù Thế, Mây Viễn Xứ (sau ký Lâm Hảo Dũng), Lưu Vân… đã lập ra nhóm Cung Thương Miền Nam. Họ có tuổi sắp vào đời nên ngôn ngữ ngày càng sát với chiến cuộc xã hội. Sau 1965, khi Tạp chí Văn ra đời, các cây bút Miền Tây này liền có bài đăng. Lúc này, những cây bút nào xuất hiện trên Văn coi như được công nhận là “tác giả”!
Diễn tiến lịch sử, các sáng tác từ miền đất mới vẫn khó tạo được dấu ấn để đi sâu vào lòng mọi người như các tác phẩm truyền thống kết tinh từ “ngàn năm văn vật”. Kể từ lúc manh nha (với Tao đàn Chiêu Anh Các ra đời năm 1736, thời Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha làm Tổng trấn Hà Tiên), đến những nỗ lực của các nhà trí thức cổ vũ sử dụng chữ quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của…, và các thế hệ nối tiếp, văn chương và thơ ca Nam bộ vẫn bị chê là… nôm na, bình dân. Ở đây chưa có nhiều áng văn đẹp nằm sâu trong lòng người. Nguyễn Đình Chiểu qua truyện thơ Lục Vân Tiên dù có những nỗ lực nhằm hài hòa cách hành văn “bác học” với lối nói “bình dân”, thì vẫn có những kết cấu từ ngữ rất thô kệch, què quặt, như câu “Vợ Tiên là Trực chị dâu, Chị dâu em bậu có đâu lỗi nghì”. Do vậy gần đây, khi có nhà phê bình văn học hải ngoại nỗ lực chứng minh rằng bài thơ Nôm “Con cóc trong hang…” là một kiểu thơ “hiện đại”, người ta không khỏi cho rằng đó là sự cố tình giễu cợt. Thời kỳ 1954-1975, nhiều tác giả Nam bộ như Lê Xuyên, Dương Trữ La, Dương Hà… đã chiếm lĩnh trên các tủ sách tiểu thuyết (cho thuê), hoặc truyện dài nhiều kỳ (feuilleton) trên trang trong các tờ nhật báo. Nhưng người đọc vẫn chưa thể xóa được ấn tượng Văn học Miền Nam thiên về lối “diễn tình”, chỉ phục vụ… giải trí.
Vấn đề này xin để lịch sử tiếp tục soi xét. Riêng trong cõi thơ, thì miền châu thổ giàu phù sa này đã sản sinh ra nhiều tác giả mở đường trong nền Văn Học Miền Nam (VHMN) 1954-1975.
Từ năm 1965, khi những cây bút mới ở Miền Trung như tôi bắt đầu đăng những sáng tác mang tính thơ ngây trên các trang văn nghệ ở các nhật báo Sài Gòn thì ở Miền Tây đã có những Văn Đoàn, Bút Đoàn khá mạnh. Tại Sóc Trăng, bấy giờ là tỉnh Ba Xuyên, từ năm 1962 nhóm học sinh Trung học với những Trần Phù Thế, Mây Viễn Xứ (sau ký Lâm Hảo Dũng), Lưu Vân… đã lập ra nhóm Cung Thương Miền Nam. Họ có tuổi sắp vào đời nên ngôn ngữ ngày càng sát với chiến cuộc xã hội. Sau 1965, khi Tạp chí Văn ra đời, các cây bút Miền Tây này liền có bài đăng. Lúc này, những cây bút nào xuất hiện trên Văn coi như được công nhận là “tác giả”!
qua sông
Qua sông nước lớn trăm bề
Hồn như trải rộng lối về thênh thang
Nhớ đâu tình đã phai vàng
Cành chiêm bao bỗng treo ngang phận người…
(Về lại đồng bằng)
Hồn như trải rộng lối về thênh thang
Nhớ đâu tình đã phai vàng
Cành chiêm bao bỗng treo ngang phận người…
(Về lại đồng bằng)
Những câu lục bát trên đây của Lưu Vân như diễn tả hết đặc điểm của vùng đất. Chàng
trai miền châu thổ không xa rời với khí hậu tinh thần chung của cả Miền Nam lúc chiến
tranh bùng phát. Đến khi lên sống với Sài Gòn, qua bài thơ làm ngày 1-1-1968,
ông đã kịp nhận ra:
khi nào ta đi xa rồi ta sẽ nhớ Sài Gòn
với đàn bò thành phố với trịnh công sơn
với nhạc du ca hát buồn thế nào,
giữa đám đông ồn ào, đàn bò xa lạ
cái gọi là chúng ta-trong đó-những con bò ngu đần-những con bò bơ vơ
cái gọi là chúng ta-là tập thể - có người già, người trẻ
là cổ thụ, dòng sông, là đồng lúa không người, là núi cao, là chỗ cúi đầu.
như lửa bốc ngầm-một sự cháy âm ỉ.
…….
khi nào ta đi xa rồi, biết còn nhớ Sài Gòn
với ngày đám đông-đêm giới nghiêm
vì ta là người-thật không phải người
vì ta là bò - là bò hay người
sao tiếng người thảm thương
như sự phản bội
như đàn bò - như Sài Gòn - như đấu trường.
ta sắp đi xa rồi, một con bò sắp đi xa rồi
sao buồn không muốn bước
sao đường không lối đi
ngày thênh thang
buồn ơi-buồn-buồn ơi
cái khoảng cách nào đã réo gọi hồn người
người đâu cần nghe -bò đâu cần nghe- bò ngu đần
người và bò -bò và người- đó những điều thương.(Sàigòn, xứ đấu bò)
với đàn bò thành phố với trịnh công sơn
với nhạc du ca hát buồn thế nào,
giữa đám đông ồn ào, đàn bò xa lạ
cái gọi là chúng ta-trong đó-những con bò ngu đần-những con bò bơ vơ
cái gọi là chúng ta-là tập thể - có người già, người trẻ
là cổ thụ, dòng sông, là đồng lúa không người, là núi cao, là chỗ cúi đầu.
như lửa bốc ngầm-một sự cháy âm ỉ.
…….
khi nào ta đi xa rồi, biết còn nhớ Sài Gòn
với ngày đám đông-đêm giới nghiêm
vì ta là người-thật không phải người
vì ta là bò - là bò hay người
sao tiếng người thảm thương
như sự phản bội
như đàn bò - như Sài Gòn - như đấu trường.
ta sắp đi xa rồi, một con bò sắp đi xa rồi
sao buồn không muốn bước
sao đường không lối đi
ngày thênh thang
buồn ơi-buồn-buồn ơi
cái khoảng cách nào đã réo gọi hồn người
người đâu cần nghe -bò đâu cần nghe- bò ngu đần
người và bò -bò và người- đó những điều thương.(Sàigòn, xứ đấu bò)
Bài thơ in trên Tập san Văn vào thời điểm chiến sự Mậu Thân diễn ra trên các
đường phố của Sài Gòn cũng như các thành phố cho thấy tâm trạng chán ngán của
tuổi trẻ trước cuộc chiến nồi da xáo thịt. Tác giả cũng như bao lớp người trẻ
không hiểu “bởi đâu, những đàn bò không có ý nghĩa cao siêu/ bởi đâu, những đàn
bò húc nhau…”. Trước cuộc chiến tranh vô nghĩa, nhiều người cầm bút trẻ các nơi
đã lựa chọn sự phản kháng qua trang giấy. Những “văn thơ phản kháng” ngày càng
xuất hiện rộng rãi khắp nơi trên các báo chí công khai cũng như bí mật.
miền “nhân sinh”
Nha Trang, thành phố tuyệt đẹp bên bờ biển Miền Trung lúc này cũng trở thành
một căn cứ quân sự lớn. Cảng Cam Ranh được quân đội Mỹ lập thêm sân bay phản
lực. Căn cứ Dục Mỹ thành nơi đào tạo binh chủng biệt kích. Sau 1972, trường hạ
sĩ quan Đồng Đế được nâng cấp để có thể mở các khóa đào tạo sĩ quan cấp tấp.
Xóm Chụt là xứ thong dong
Cởi áo giăng mùng, nằm đợi ghe lên
Xóm chài nhỏ ở phía nam thành phố với câu ca dao diễn tả cảnh thanh bình khi những chuyến ghe bầu cập bến không còn nữa. Nơi đây nằm cạnh sân bay Nha Trang, đã thành trường đào tạo sĩ quan hải quân với vòng kẽm gai bao quanh. Nhà anh Nguyễn Văn Tản, một người yêu văn nghệ ở Chụt vẫn rộng cửa đón tôi mỗi lần ghé đến Nha Trang. Anh Tản có cha vợ là Viện trưởng Viện Hải Dương học được mọi người nể trọng. Nhóm sáng tác mang tên Nhân Sinh tập hợp các cây bút trẻ như Nguyễn Sa Mạc, Nguyễn Âu Hồng, Trần Vạn Giã, Thế Vũ… biết có tôi về, vẫn thường kéo xuống nhà anh Tản bàn chuyện văn chương, đi ngoạn cảnh mà không sợ bị dòm ngó.
Thành phố Nha Trang có nhà sách Huy Hoàng khá lớn nằm trên đường phố chính Độc Lập (sau 1975, nhà sách này bị quốc hữu hóa, nhiều trí thức vốn là người của “cách mạng” từng được anh cưu mang tại đây có can thiệp nhưng không được). Chủ hiệu sách, ông Nguyễn Huy Hoàng là một Phật tử có lòng bao dung, sẵn sàng dung chứa những người làm văn nghệ đang thất cơ lỡ vận khắp mọi miền về tá túc. Từ năm 1971, ông cất thêm mấy nhà bằng gác gỗ sau lưng nhà sách làm nhà nuôi trẻ bụi đời. Nguyễn Sa Mạc sau khi đào ngũ về trở thành nhân viên nhà sách. Sau đó, Vũ Hữu Định, Nguyễn Miên Thảo, Phạm Tấn Hầu… trên đường xuôi ngược, trốn quân dịch, không tờ giấy lận lưng. Tấp vào đây, ai cũng được anh biến thành nhân viên nhà trẻ bụi đời. Tôi có giấy hoãn dịch, được anh dành cho một ghế xếp tại văn phòng trên gác để ở lại bàn chuyện văn chương. Nhà nuôi dạy trẻ bụi đời của anh Huy Hoàng trở thành nơi phổ biến kinh nghiệm qua mặt các trạm kiểm soát để những “trốn lính mà vẫn đi giang hồ”. Kinh nghiệm của Vũ Hữu Định: tìm hiểu trước tên tuổi người chỉ huy từng trạm. Lính chưa kịp kiểm tra thì Định đã nêu tên người chỉ huy ra, hỏi: “Hôm nay đại úy… có nhà không, nhắn là thi sĩ… gửi lời thăm”. Thế là anh đi trót lọt suốt từ Đà Nẵng tới Sài Gòn!
Làm nhân viên nhà sách, có số tiền dành dụm được từ lương nên cuối năm 1971, Nguyễn Sa Mạc (NSM - nay là Nguyễn Hoàng Thu) đứng ra chủ trương Tạp chí văn nghệ và nhà xuất bản Nhân Sinh. Anh vốn là thông dịch viên, từng theo các đoàn hành quân hỗn hợp tại Gia Nghĩa, Bảo Lộc trốn về. Số ra mắt, bìa Tạp chí được in typo thẳng thóm, cuối trang ghi rõ chủ đề: “Nam Việt Nam và Mặt trận văn hóa của Thực dân mới”! Phần ruột gần 100 trang được quay ronéo theo cách “tự cào”(thủ công).
Văn nghệ Miền Nam lúc này, bên cạnh các tạp chí chính thống như Văn, Bách Khoa, Vấn Đề, Khởi Hành, Thời Tập, đã xuất hiện nhiều ấn phẩm của các “phong trào” đấu tranh thuộc các tổ chức tôn giáo, đảng phái. Nếu hám danh, người viết dễ bị lợi dụng làm bung xung cho phái này, phe nọ. Tất cả đều núp dưới chủ trương chống chiến tranh, chống độc tài. Chỉ qua vài đoạn văn, người đọc có thể nhận ra thâm ý của tác giả và nhóm chủ trương. Nhóm Nhân Sinh là của những người trẻ thật lòng. Họ miêu tả cảnh khổ của người trốn lính, của lao công đào binh… Cuộc chiến khốc liệt đã biến họ trở thành những “Tên Phiêu Bạt” (NSM), phải mang “Những Vòng Hoa Ngụy Tín” (Thế Vũ)…
“Nhân Sinh” số ra mắt được đăng quảng cáo đàng hoàng trên Tạp chí Bách Khoa. Tuổi trẻ thường háo thắng, nên NSM liều mình đem chưng ra luôn tại các nhà sách. Anh dặn người bán sách: “An ninh có hỏi thì nói của ai đó đem đến gửi bán, nhân viên không rõ”. Nhưng các anh đã quá ngây thơ. Đội kiểm tra đặc biệt đã nhận ra dòng chữ cuối bìa: Nam Việt Nam và Mặt trận văn hóa của Thực dân mới”. Báo bị tịch thu, người chủ trương phải trốn biệt. NSM phiêu bạt ra tận Đà Nẵng rồi vô Sài Gòn làm nghề thầy cò (sửa mo-rát) cho các nhà in để tiếp tục tìm cách in ronéo các tập thơ, truyện thuộc NXB Nhân Sinh… Cuối cùng, năm 1973 anh cũng bị bắt trở lại vì tội “đào ngũ”!
NSM kể: thời gian ở Sài Gòn anh chơi khá thân với nhiều nhà thơ là sĩ quan quân đội VNCH. Họ có xe Jeep, có thể chở anh đi chơi an toàn, không bị xét giấy tờ. Một bữa, anh cùng Yên Bằng, một nhà thơ thân thiết của các nhóm Cung Thương Miền Nam, Hồn Trẻ Hai Mươi hồi còn ở quê Miền Tây. Có hôm cả hai ngà ngà vào một quán bar trên đường Tự Do. Một lính Mỹ đen sàm sỡ với các chiêu đãi viên. Yên Bằng trong quân phục lính trận đã nổi máu yên hùng, rút súng bắn thị uy. Cả hai điềm nhiên lái xe đi! Từ đó anh hiểu thêm cái “chất” của các bạn văn nghệ Miền Tây!
Nha Trang vừa là căn cứ quân sự, vừa là hậu cứ lớn của Vùng II chiến thuật. các sĩ quan, hạ sĩ quan đào ngũ, trí thức trốn lính bị bắt có quê vùng Nam Trung bộ đều được đưa về giam tại quân lao Nha Trang trước khi ra Tòa án quân sự. Cả Nguyễn Đức Sơn lẫn Hồ Ngạc Ngữ năm 1973 bị bắt ở Bảo Lộc đưa xuống nhà giam quân lao Nha Trang đều tuyệt vọng vì không có nguồn thăm nuôi. Nhưng cả hai đều lần lượt bất ngờ khi bị một quản giáo kêu lên phòng trình diện. Các anh sau đó được xếp vào một khu riêng, được cho ăn uống đầy đủ, cả ngày chỉ bị sai làm việc vặt… Té ra viên sĩ quan quản giáo bí mật ấy chính là nhà thơ tác giả bài “Sài Gòn - Xứ đấu bò”. Thi sĩ Lưu Vân đã tìm cách “cứu” các bạn văn thi sĩ trong khả năng của mình. Để tất cả không chỉ là những con bò! Những trường hợp đặc biệt thì cậy nhờ “Đại úy quân pháp”, Luật sư, Kịch tác gia Dương Kiền giúp.
Cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng phải đi qua. Mọi người hy vọng “bò sẽ là bò, người sẽ là người”. Các cây bút của nhóm Nhân Sinh chống chủ nghĩa Thực dân mới vì lòng yêu nước bộc phát chứ không để mưu cầu chức tước. Một trong những cây bút chủ biên của nhóm là thi sĩ Trần Vạn Giã ngậm ngùi từ giã thành phố thân yêu để về vùng kinh tế mới Đất Sét:
Xóm Chụt là xứ thong dong
Cởi áo giăng mùng, nằm đợi ghe lên
Xóm chài nhỏ ở phía nam thành phố với câu ca dao diễn tả cảnh thanh bình khi những chuyến ghe bầu cập bến không còn nữa. Nơi đây nằm cạnh sân bay Nha Trang, đã thành trường đào tạo sĩ quan hải quân với vòng kẽm gai bao quanh. Nhà anh Nguyễn Văn Tản, một người yêu văn nghệ ở Chụt vẫn rộng cửa đón tôi mỗi lần ghé đến Nha Trang. Anh Tản có cha vợ là Viện trưởng Viện Hải Dương học được mọi người nể trọng. Nhóm sáng tác mang tên Nhân Sinh tập hợp các cây bút trẻ như Nguyễn Sa Mạc, Nguyễn Âu Hồng, Trần Vạn Giã, Thế Vũ… biết có tôi về, vẫn thường kéo xuống nhà anh Tản bàn chuyện văn chương, đi ngoạn cảnh mà không sợ bị dòm ngó.
Thành phố Nha Trang có nhà sách Huy Hoàng khá lớn nằm trên đường phố chính Độc Lập (sau 1975, nhà sách này bị quốc hữu hóa, nhiều trí thức vốn là người của “cách mạng” từng được anh cưu mang tại đây có can thiệp nhưng không được). Chủ hiệu sách, ông Nguyễn Huy Hoàng là một Phật tử có lòng bao dung, sẵn sàng dung chứa những người làm văn nghệ đang thất cơ lỡ vận khắp mọi miền về tá túc. Từ năm 1971, ông cất thêm mấy nhà bằng gác gỗ sau lưng nhà sách làm nhà nuôi trẻ bụi đời. Nguyễn Sa Mạc sau khi đào ngũ về trở thành nhân viên nhà sách. Sau đó, Vũ Hữu Định, Nguyễn Miên Thảo, Phạm Tấn Hầu… trên đường xuôi ngược, trốn quân dịch, không tờ giấy lận lưng. Tấp vào đây, ai cũng được anh biến thành nhân viên nhà trẻ bụi đời. Tôi có giấy hoãn dịch, được anh dành cho một ghế xếp tại văn phòng trên gác để ở lại bàn chuyện văn chương. Nhà nuôi dạy trẻ bụi đời của anh Huy Hoàng trở thành nơi phổ biến kinh nghiệm qua mặt các trạm kiểm soát để những “trốn lính mà vẫn đi giang hồ”. Kinh nghiệm của Vũ Hữu Định: tìm hiểu trước tên tuổi người chỉ huy từng trạm. Lính chưa kịp kiểm tra thì Định đã nêu tên người chỉ huy ra, hỏi: “Hôm nay đại úy… có nhà không, nhắn là thi sĩ… gửi lời thăm”. Thế là anh đi trót lọt suốt từ Đà Nẵng tới Sài Gòn!
Làm nhân viên nhà sách, có số tiền dành dụm được từ lương nên cuối năm 1971, Nguyễn Sa Mạc (NSM - nay là Nguyễn Hoàng Thu) đứng ra chủ trương Tạp chí văn nghệ và nhà xuất bản Nhân Sinh. Anh vốn là thông dịch viên, từng theo các đoàn hành quân hỗn hợp tại Gia Nghĩa, Bảo Lộc trốn về. Số ra mắt, bìa Tạp chí được in typo thẳng thóm, cuối trang ghi rõ chủ đề: “Nam Việt Nam và Mặt trận văn hóa của Thực dân mới”! Phần ruột gần 100 trang được quay ronéo theo cách “tự cào”(thủ công).
Văn nghệ Miền Nam lúc này, bên cạnh các tạp chí chính thống như Văn, Bách Khoa, Vấn Đề, Khởi Hành, Thời Tập, đã xuất hiện nhiều ấn phẩm của các “phong trào” đấu tranh thuộc các tổ chức tôn giáo, đảng phái. Nếu hám danh, người viết dễ bị lợi dụng làm bung xung cho phái này, phe nọ. Tất cả đều núp dưới chủ trương chống chiến tranh, chống độc tài. Chỉ qua vài đoạn văn, người đọc có thể nhận ra thâm ý của tác giả và nhóm chủ trương. Nhóm Nhân Sinh là của những người trẻ thật lòng. Họ miêu tả cảnh khổ của người trốn lính, của lao công đào binh… Cuộc chiến khốc liệt đã biến họ trở thành những “Tên Phiêu Bạt” (NSM), phải mang “Những Vòng Hoa Ngụy Tín” (Thế Vũ)…
“Nhân Sinh” số ra mắt được đăng quảng cáo đàng hoàng trên Tạp chí Bách Khoa. Tuổi trẻ thường háo thắng, nên NSM liều mình đem chưng ra luôn tại các nhà sách. Anh dặn người bán sách: “An ninh có hỏi thì nói của ai đó đem đến gửi bán, nhân viên không rõ”. Nhưng các anh đã quá ngây thơ. Đội kiểm tra đặc biệt đã nhận ra dòng chữ cuối bìa: Nam Việt Nam và Mặt trận văn hóa của Thực dân mới”. Báo bị tịch thu, người chủ trương phải trốn biệt. NSM phiêu bạt ra tận Đà Nẵng rồi vô Sài Gòn làm nghề thầy cò (sửa mo-rát) cho các nhà in để tiếp tục tìm cách in ronéo các tập thơ, truyện thuộc NXB Nhân Sinh… Cuối cùng, năm 1973 anh cũng bị bắt trở lại vì tội “đào ngũ”!
NSM kể: thời gian ở Sài Gòn anh chơi khá thân với nhiều nhà thơ là sĩ quan quân đội VNCH. Họ có xe Jeep, có thể chở anh đi chơi an toàn, không bị xét giấy tờ. Một bữa, anh cùng Yên Bằng, một nhà thơ thân thiết của các nhóm Cung Thương Miền Nam, Hồn Trẻ Hai Mươi hồi còn ở quê Miền Tây. Có hôm cả hai ngà ngà vào một quán bar trên đường Tự Do. Một lính Mỹ đen sàm sỡ với các chiêu đãi viên. Yên Bằng trong quân phục lính trận đã nổi máu yên hùng, rút súng bắn thị uy. Cả hai điềm nhiên lái xe đi! Từ đó anh hiểu thêm cái “chất” của các bạn văn nghệ Miền Tây!
Nha Trang vừa là căn cứ quân sự, vừa là hậu cứ lớn của Vùng II chiến thuật. các sĩ quan, hạ sĩ quan đào ngũ, trí thức trốn lính bị bắt có quê vùng Nam Trung bộ đều được đưa về giam tại quân lao Nha Trang trước khi ra Tòa án quân sự. Cả Nguyễn Đức Sơn lẫn Hồ Ngạc Ngữ năm 1973 bị bắt ở Bảo Lộc đưa xuống nhà giam quân lao Nha Trang đều tuyệt vọng vì không có nguồn thăm nuôi. Nhưng cả hai đều lần lượt bất ngờ khi bị một quản giáo kêu lên phòng trình diện. Các anh sau đó được xếp vào một khu riêng, được cho ăn uống đầy đủ, cả ngày chỉ bị sai làm việc vặt… Té ra viên sĩ quan quản giáo bí mật ấy chính là nhà thơ tác giả bài “Sài Gòn - Xứ đấu bò”. Thi sĩ Lưu Vân đã tìm cách “cứu” các bạn văn thi sĩ trong khả năng của mình. Để tất cả không chỉ là những con bò! Những trường hợp đặc biệt thì cậy nhờ “Đại úy quân pháp”, Luật sư, Kịch tác gia Dương Kiền giúp.
Cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng phải đi qua. Mọi người hy vọng “bò sẽ là bò, người sẽ là người”. Các cây bút của nhóm Nhân Sinh chống chủ nghĩa Thực dân mới vì lòng yêu nước bộc phát chứ không để mưu cầu chức tước. Một trong những cây bút chủ biên của nhóm là thi sĩ Trần Vạn Giã ngậm ngùi từ giã thành phố thân yêu để về vùng kinh tế mới Đất Sét:
nha Trang
Tạm biệt Nha Trang năm ba mươi tuổi
Năm vầng trăng lịm tắt giữa đêm sâu
Ngôi sao lạ mọc trên đời thương nhớ
Và một mình anh ngồi hát Thánh ca
Bài Thánh ca trong mưa, trên lá
Trôi nổi đời người chảy suốt những mùa đông
Anh biết Nha Trang lòng như thuở ấy
Nhưng lỡ rồi không biết tại ai
Nên kỷ niệm gọi đời anh mãi mãi
Tình nhớ này đành đếm những đầy vơi
Đêm Nôel đêm một đời đã đến
Lời thơ ơi có ấm tiếng chuông rơi
Nha Trang - Nha Trang xa dịu vợi
Chắc cát lặng thầm trên biển ngàn khơi
[còn tiếp]
Tạm biệt Nha Trang năm ba mươi tuổi
Năm vầng trăng lịm tắt giữa đêm sâu
Ngôi sao lạ mọc trên đời thương nhớ
Và một mình anh ngồi hát Thánh ca
Bài Thánh ca trong mưa, trên lá
Trôi nổi đời người chảy suốt những mùa đông
Anh biết Nha Trang lòng như thuở ấy
Nhưng lỡ rồi không biết tại ai
Nên kỷ niệm gọi đời anh mãi mãi
Tình nhớ này đành đếm những đầy vơi
Đêm Nôel đêm một đời đã đến
Lời thơ ơi có ấm tiếng chuông rơi
Nha Trang - Nha Trang xa dịu vợi
Chắc cát lặng thầm trên biển ngàn khơi
[còn tiếp]
-----------------------------
* nguồn: blog nguyenmienthao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét