KỲ
21
Sáng, trưa, chiều tối gã sẽ sống trong bốn bức
tường giữa đám tội phạm hình sự. Khi đó, đáng sợ nhất là chuyện gì? Gã sẽ không
thể thức ngủ, nằm ngồi ngẫm nghĩ tùy tiện được nữa, trà thuốc không có, đàn bà
tuyệt nhiên không, tuy nhiên các cái đó đều không đáng sợ bằng sự gò ép giờ
giấc, kỷ luật, chao ôi, thà chết còn hơn biến đời sống thành một cái đồng hồ
quay đều.
Gã rùng mình lấy tay che mặt, tưởng như lúc
này đã trong tù. Không, tốt hơn hết không tới theo cái “thư mời”, mình sẽ…
cáo ốm, phải rồi, gã thầm reo lên, mình sẽ… cáo ốm, nằm liệt giường thì lão
cảnh sát chẳng cớ gì bắt bẻ được.
Lạ thay, ngay tức thì, gã hắt hơi liền ba cái,
mắt nổ đom đóm, người ớn lạnh và khi đưa tay lên trán, gã thấy nóng rãy. Mình
ốm thực rồi, ốm thực chứ chẳng phải vờ, kiểu này liệt giường suốt ba ngày là
cái chắc, may quá, khỏi lo cái hẹn công an đòi.
Gã lập cập đi trên phố, tạt vào cửa hàng mua
gói mì ăn liền rồi khi đôi chân nặng chịch, bám dính xuống mặt đường, không sao
nhấc nổi, gã đành vẫy xích lô về nhà.
Thật may, lão gác dan vẫn ngồi bàn trực hau
háu nhìn bác xe xốc nách gã. Lão chạy ra, cuống quýt:
“Sao thế? Tai nạn hả?”.
“Trúng gió chứ sao? Tôi tính chở vào bệnh viện
nhưng cậu ta cứ khăng khăng đòi về nhà...”.
Bác xích lô dìu gã lên tận phòng, lúc cầm tiền
quay ra, bác ta tần ngần:
“Cậu sống một mình hả? Vợ con đâu hết? Để tôi
bảo ông gác dan nhờ người lên cạo gió”.
Gã gật đầu cảm ơn, nằm vật xuống giường, rét
run bần bật trong chăn mỏng, không sao, mắt hoa đầu nhức búa bổ cũng được,
miệng đắng, ngực tức cũng chẳng hề gì, cái chính là lão gác dan đã trông thấy
mình bị trúng gió, nhất định lão sẽ tin cho công an và sáng mai mình cứ ung
dung nằm nhà.
Gã nở nụ cười nóng rãy và nhắm mắt. Trời tối
quá, gã không còn hơi sức dậy bật đèn, vả lại bóng tối làm tâm trí gã dễ thoát
khỏi thân xác đang bị cơn sốt hành hạ, bay bổng trong cõi tưởng du quen thuộc.
Này đây những con sóng lừng cao ngất dập vùi
con thuyền nhỏ bé trên đó gã đang tuyệt vọng chèo chống. Này đây mây trắng mênh
mông nơi xác thân không còn trọng lượng thong dong bay lượn. Và rồi thoang
thoảng một mùi gì đó làm gã ngơ ngẩn cố nhớ cái tên của nó. Phải rồi, mùi trầm,
mùi xà bông trầm gã ngửi thấy khi nàng Emily ngoài đời đứng sát gần phô cặp đùi
tuyệt mỹ trong đêm gã nằm vỉa hè cạnh gã hành khất.
Nhưng cái mùi kỳ diệu đó đâu ra nhỉ, có thể gã
đang mơ, vậy thì đừng nghĩ ngợi nữa cứ để mặc giấc mơ tiếp diễn. Nàng Emily của
gã đó, nàng đang lướt tới trên nền gạch bông và cúi xuống vòng đôi tay mát rượi
quanh cổ gã. Mùi trầm lại xộc thẳng vào mũi và cả khuôn ngực rắn chắc của nàng
đè lên người làm mỗi lúc gã thêm khó thở. Gã chống hai tay lên người nàng nhằm
giảm áp lực nhưng vô ích, ngực gã càng lúc càng bị đè nặng hơn, hơi thở tắc
nghẽn, chết mất, mình chết mất, gã thoáng nghĩ vậy và cố giãy giụa, vùng vẫy,
nhằm thoát khỏi thân thể trần truồng của nàng lúc này đã trở nên nặng khủng
khiếp.
- Tỉnh chưa? Tỉnh chưa?
Gã chợt nhẹ bổng cả người khi gương mặt ghé
sát gã không phải nàng Emily ngoài đời mà chính là tên giả hành khất.
“Gớm, cậu mơ thấy gì la hét thế?”.
“Ông tới lâu chưa?”.
“Từ sáng sớm, giờ đã gần chiều…”.
Hắn toét miệng cười:
“Cậu siêu thật sốt cao thế mà cái của nợ vẫn
cứ dựng đứng thế kia?“.
Gã đỏ mặt ngồi dậy, trố mắt nhìn trên tường
nhà một cái trang thờ bằng gỗ, sơn đỏ có tranh Phật bà và bát nhang bốc khói
nghi ngút. Gã hít hơi thật dài, buột miệng:
“Nhang trầm phải không?“.
“Thứ thiệt đấy, thoang thoảng chứ không gắt
như mấy thứ nhang rởm. Tố Oanh sắm cho cậu cái trang thờ ấy đấy, cô ta tới thấy
cậu ốm nên cứ cằn nhằn cậu không chịu nghe lời, ương bướng chẳng chịu cúng bái
gì hết”.
Chợt nhớ chuyện “làm tình mộng du” gã lo lắng:
“Cô ta tới lúc nào thế? Có … đi cùng với ai
không?“.
Tên giả hành khất như đọc được ý nghĩ của gã,
lắc đầu cười:
“Yên trí đi, đang sốt cao thế cậu có đòi cô ta
cũng không cho. Nó đi với tớ tới đây từ sáng, gần trưa nó đi mua trang thờ,
cúng bái xong vừa về. À lần này nàng không nấu cháo gà, nàng đổi sang miến thịt
nạc cho cậu…”.
Tên giả hành khất vào bếp, loay hoay bưng ra
bát miến bốc khói mà mùi thơm của nó lập tức át ngay mùi trầm và làm cái dạ dày
lép kẹp từ hai hôm nay giật nảy lên muốn bật tung khỏi bụng nhảy ngay vào
bát miến.
“Tôi không hiểu vì sao Tố Oanh lại tốt với tôi
vậy? Chẳng lẽ lại do cái lần… mộng du ấy”.
“Ôi dà… bụng dạ đàn bà ai đoán được, cứ
biết ăn cái đã. Nghĩ ngợi ẩm ương như cậu chết non…”.
Gã bưng bát miến, thở dài:
“Thì Tố Oanh đã coi số tôi đúng vậy mà…”.
“Thế còn cái điều “Phạm vào nơi chốn tội tình tù lao” liệu
có đúng không?”.
Suýt nữa gã kể cho hắn nghe chuyện “thư mời”
của công an, may quá, gã nhớ ngay lời dặn lão gác dan cấm không được tiết lộ
cho người thứ ba, nên gã đành ậm ừ.
“Cái đó... chưa thấy”.
“Vậy đã có ai hỏi cậu về tiếng động dưới nhà
trong cái đêm cuối tuần chưa?”.
Gã giật thót người, lo lắng:
“Chưa … chưa có ai cả. Nhưng sao ông hỏi
chuyện đó?”.
“À, hỏi chơi vậy thôi, có gì đâu?“.
Tên giả hành khất lại cười nhếch mép đầy bí ẩn
và lại dặn nếu có ai hỏi cứ nói thẳng chẳng nghe thấy cái tiếng gì. Gã nín
thinh, lặng lẽ ăn hết bát miến nhưng bụng không khỏi phân vân về thái độ lạ
lùng của tên giả hành khất. Phải chăng trong cái đếm cuối tuần ấy đúng có tiếng
động nhà dưới mà gã đã nằm mơ thành tiếng súng nổ trong tay nàng Emily và hẳn
tiếng động đó có liên quan tới tên hành khất làm hắn cứ muốn biết đã có ai hỏi
gã chuyện đó chưa? Tuy nhiên với bản tính vì nể, gã không tiện hỏi thẳng và chỉ
sau vài câu chuyện vui, thắc mắc của gã đã tan biến trong những câu chuyện tục
tĩu mà gã hành khất góp nhặt được trong những ngày đi ăn mày.
“Mụ gặp tớ đứng chống nạng đầu chợ. Nghe tớ ca
bài ca muôn thuở, mụ nhìn tớ chằm chằm, đặt vào bàn tay chìa ra của tớ tờ bạc
lẻ cười nhếch miệng “nhà tôi gần đây, bác chịu khó theo tôi về tôi cho bác ít
quần áo cũ…”.
Nói thực, tớ cần cóc gì thứ đó, nhưng con mẹ
nom ngon mắt quá, cỡ đó chắc đã có cháu gọi bằng bà mà chân tay còn bôi đỏ choét,
mắt kẻ, môi tô, da thịt cứ phây phây trong bộ đồ mỏng. Vả lại nhân cơ hội
tớ cũng muốn thăm thú coi nhà cửa có khả năng không để làm một cú đột vòm!
Gã ngắt lời:
“Đột vòm là cái gì?”.
Tên giả hành khất đang cao hứng, giật thót
người:
“ À… không, tớ nói chơi ba cái tiếng của dân
hành khất ấy mà cậu hỏi làm gì, cái chính là mình không theo mụ ắt hẳn mụ ta sẽ
nghi ngờ ngay, ăn mày mà chê quần áo cũ thì chỉ có ăn mày… rởm. Ấy thế là tớ cứ
chống nạng ngật ngà ngật ngưỡng bám theo đôi mông tròn xoe rún rẩy của mụ. Thú
thực, lúc đó hai con mắt tớ muốn bật ra khỏi tròng, người nóng rần rần mà bụng
vẫn cứ bảo dạ: “chớ nhé, chớ nhé, giở trò con heo ra bây giờ, lộ tẩy là cái
chắc”. Còn đang loay hoay tính toán, mụ đã dừng bước trước cổng sắt một tòa nhà
vắng vẻ làm suýt nữa tớ đâm sầm vào đít mụ”.
KỲ 22
KỲ 22
“Mời bác vào…” mụ mở khoá xích to tổ bố,
khóa lại sau lưng tớ, bảo đứng đợi trong sân có trải sỏi, luống hoa, cây cảnh
rồi biến mất vào trong. Tớ còn đang đưa mắt ngắm nghía địa thế, ước lượng chiều
cao bức tường, nhẩm đếm các thứ cửa gỗ, cửa sắt thì từ trong nhà phóng ra không
phải con mụ ấy mà trời ơi, những hai con chó loài khổng lồ, miệng sủa om sòm,
xông tới, nhe ra cặp răng nhọn hoắt, trắng nhởn.
Mẹ kiếp, từ thưở cha sanh mẹ đẻ tới giờ tớ chưa thấy
loại chó náo to đến thế, giả như trùm “cái bang” trong truyện chưởng có sống
lại, cũng đành quăng cả “đả cẩu bổng”, vắt chân lên cổ mà chạy.
Ấy thế mà con mụ ranh ma ấy lại khóa chặt cổng
sau lưng rồi, còn biết chạy đâu? Tớ đành phải hai tay hai nạng, tả xung hữu
đột với hai con quái vật, vứt quách ngay cái vỏ tàn tật hành khất giả, mắm môi
mắm lợi cứ nhè đầu chó ngao phang tới tấp.
Cuộc ẩu đả diễn ra tới phút gay cấn, con mụ ấy
mới từ trong nhà chạy ra quát tháo đuổi chó vào trong. Miệng cười cợt:
“Giỏi, giỏi anh có làm sao không?”.
Lúc đó tớ mới nhìn lại mình, chao ôi, quần áo
rách tan hết, chân tay tóe máu, mồ hôi mô kê ròng ròng trôi mẹ nó hết cả đồ hóa trang trên mặt, đành cứ đứng đực nhìn con mẹ ấy ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Nhưng mà kìa… hoàn hồn tớ mới ngắm
nghía mụ ta, bụng phân vân chẳng hiểu mụ còn bày trò gì mà ăn mặc lõa lồ thế kia?
Một chiếc áo lót không tay bằng lụa mỏng cứ mỗi lần cúi xuống là lộ nguyên cả
đôi vú, một chiếc quần đùi thêu ren giá đừng mặc lại còn che đậy được nhiều
hơn, ấy thế là mình đành không dám nhìn chỗ đó, chịu để cho hút hồn vào cặp giò
trắng lốp.
Hắn dừng lời, nhận ra gã đang lim dim mắt:
“Cậu ngủ đấy à? Sắp đến phần hấp dẫn nhất thì
lại ngủ à?".
Sự thực gã không ngủ, những miêu tả cặn kẻ của
tên giả hành khất làm gã không thể không liên tưởng tới nàng Emily ngoài đời.
Gã phải nhắm mắt cho tưởng tượng dễ làm việc và trong cái màn mù sương đó gã
chính là tên giả hành khất, còn bà chủ hai con chó ngao kia, chính là nàng
Emily ngoài đời.
Nhưng tên giả hành khất đã lại oang oang:
“Ấy thế rồi sau khi tắm táp, mặc vào người bộ
đồ ngủ đàn ông mà nàng luôn luôn có trong tủ tớ đứng trước guơng trong buồng
tắm, xịt đủ thứ nước hoa
nàng xếp đầy trong đó, tự ngắm
nghía, bụng cứ run run: “Ăn chắc rồi, thể nào đêm nay cũng được giai nhân đền
bù đích đáng, mới có hai con chứ đến bốn con chó ngao cắn xé cũng thỏa lòng…”.
Tớ định bụng vậy, nên trong
lúc hai bàn tay nàng bận bịu bôi thuốc đỏ lên những vết chó cắn, tớ cũng thả
cho những ngón tay thăm dò trên các vùng da thịt thơm phức của nàng. Thoạt đầu
nàng nín thinh, mặt chỉ hơi đò lên thôi, cứ dần tới, dấn tới, cho đến khi cứ
điểm cuối cùng bị đột nhập, bất thình lình nàng vứt cả thuốc đỏ lẫn bông băng,
dang thẳng cánh, tát bốp vào mặt tớ như trời giáng…
Gã cũng rúm cả người, hoảng hốt như chính nàng
Emily ngoài đời tát mình. Thằng giả hành khất phá lên cười.
“Ấy đấy, tớ nói rồi, lòng dạ đàn bà là cái
con củ… thìu, trời cũng chẳng rõ tròn méo ra sao. Tuy thế tớ cũng không đến
nỗi mù tịt tâm lý đàn bà, trong tình huống bi kịch thế, tốt nhất là hành động
mang tính cải lương mới mong cứu vãn. Nghĩ thế tớ mới quỳ xuống".
Gã trợn mắt, kêu to:
- Quỳ xuống? Ông mà chịu quỳ xuống?
- Có gì là lạ… trên đời này, nếu phải quỳ
xuống thì duy nhất đàn bà là đáng cho ta quỳ. Vậy là tớ quỳ sụp xuống chân
nàng, rối rít xin lỗi. Thoạt đầu nàng nguây nguẩy đuổi tớ cút khỏi nhà, chừng
hả dạ rồi nàng mới kéo tớ
dậy, dí một ngón tay trắng muốt lên trán tớ, đay nghiến: “Thật chưa từng thấy
ai vô … văn hóa như anh…”.
Tớ cười hì hì: “Thì đã đi ăn mày, làm sao có văn hóa?”. Nàng xì một cái chỉ
mặt tớ: “Anh lừa được thiên hạ chứ qua sao nổi mắt em. Anh có biết trước đây em
làm nghề gì không? Chuyên viên hóa trang trong kịch nghệ… Bởi vậy nhìn mặt anh,
em biết ngay là... ăn mày rởm rồi”. Tớ giật thót, quả thực từ khi làm cái nghề
này, lần đầu tiến tớ bị lật tẩy, mà lại do một người đàn bà mới nhục chứ. Tớ
phải chắp tay vái đôi mắt nhà nghề của nàng. Hóa ra bậc thấy đã từng hóa trang
một bà lão sáu mươi thành gái mười tám, cậu bảo có ghê không?
Gã lăn ra cười:
“Không khéo nàng đã tám mươi, tự hóa trang
đánh lừa mắt cậu cũng nên”.
Thằng giả hành khất lắc đầu quày quạy:
“Không, không, đúng tuổi nàng mới ba mươi
tám, cay đắng mùi đời nên
già trước tuổi, nom tưởng đã ngoài bốn mươi. Tớ cam đoan mọi thứ trên thân thể
nàng đều là… thứ thiệt cả".
“Sao ông biết?”
Hắn toét miệng cười:
“Đã phải quỳ rồi ắt là phải… biết chớ. Trưa
hôm đó, cơm nước xong, ngồi trước ly cà phê sữa, tớ mới bịa ra câu chuyện thật
mùi mẫn, nào mồ côi cha mẹ từ bé, trôi dạt hết công trường này sang công
trường khác, nghèo quá không nuôi nổi ba miệng ăn, vợ đành ôm con đi lấy chồng
khác, từ đó đời cô đơn, sống kiếp lang thang, giả hành khất kéo dài những năm
tháng mỏi mòn. Tớ không biết có lọt tai nàng được câu nào không, chỉ thấy nàng
nghe chăm chú lắm, bởi vậy tớ quyết định ôm lấy nàng và xuống xề một câu thật
mùi: “Cảnh ngộ của anh chắc đã thấu động lòng trời, số phận hẳn đã mỉm cười khi
đưa em đến với anh. Đêm nay anh xin được chết trong vòng tay em”. Nghe tới đó,
nàng đẩy bật tớ ra, cười khanh khách: “Anh nói thực không?”. Mặc tớ thề sống
thề chết, nàng nghiêm sắc mặt: “Thôi được, em sẵn sàng hiến dâng cho anh tất cả
trong đêm nay, chỉ với một điều kiện”. Trời ơi, tớ muốn nhảy lên sung sướng,
hoa chân múa tay xin nàng cho thụ hưởng một đêm thần tiên với nàng tớ sẵn sàng
đánh đổi bất cứ thứ gì. Nàng nhìn tớ chăm chú rồi lại lắc đầu: “Không, có một
thứ anh không dám đổi đâu…”. Tớ cứ gặng mãi, sau nàng mới đứng dậy, sửa mái
tóc, rót chén rượu tây ngửa cổ uống một hơi rồi nhìn thẳng vào mắt tớ, nghiêm
giọng: cái tôi cần đổi là… mạng sống một người. Anh chịu không?".
Gã giật thót, không còn tin ở tai mình nữa,
nàng Emily trong truyện không lẽ đã bước ra khỏi trang sách, sống trong cuộc
đời thực rồi sao? Gã kêu lên:
“Cậu nói cái gì? Đồi một đêm vui lấy mạng
sống một con người?”.
“Chính xác…”.
- Tất nhiên người đó phải là ông đúng không? Trời ơi có một sự
huyền bí nào đó, nàng tên gì? Ở đâu?
Tên giả hành khất ngạc nhiên trước cơn phấn
khích kịch phát của gã, khăng khăng đòi hắn dẫn tới gặp người thiếu phụ kỳ lạ,
mặt mũi ra sao, có nhìn thấy vũ khí kiểu như một khẩu súng lục trong phòng
không?
Sau cùng do thường xuyên đọc truyện dịch nàng
Emily trong truyện vẫn thường đánh đổi một đêm vui lấy mạng người tình, hắn
cười to, lắc vai gã:
“Nhầm rồi, nhầm rồi, nàng không đòi mạng tớ
đâu, nàng đòi mạng thằng khác cơ, không giống nàng Emily trong tiểu thuyết
trinh thám của cậu đâu…".
Vẻ thất vọng hiện rõ trên mặt gã:
“Thế à? Tớ cứ tưởng nàng đòi mạng cậu
thì… Hay quá. Nhưng nếu đúng thế thực, cậu có dám… chết không?".
Thằng giả hành khất cao giọng:
“Cậu có biết gì về đời sống xã hội loài ong
không? Vào một sáng mùa xuân, nàng ong chúa bay vút lên trời, kéo theo sau là
một đoàn ong đực. Nàng cứ bay cao bay cao, mãi tới khi chỉ một số ong đực đủ
sức mạnh theo kịp còn các chú khác đành chịu chết mất xác trên đường bay dang dở
của tình yêu. Cuộc giao hoan trên cao diễn ra với từng chàng ong đực. Sau đó
nàng trở về tổ, còn các gã ong đực đều chết ngay khi rời thân thể nàng. Đánh
đổi mạng sống cho một lần vui vầy là đạo đức cao nhất của bầy ong đực trong sự
nghiệp duy trì giống nòi. Đó là những anh hùng, anh hùng thực sự, cậu biết
chưa?".
Và hắn cười phá:
“Còn tớ, nếu mang ý nghĩa cao đẹp thế, tớ
cũng sẵn sàng đổi mạng lấy một đêm vui với nàng".
(còn tiếp)
------------------------
* nguồn: blog nhattuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét