Tôi cầm lên đặt xuống
tập sách "Sóng & Khoảng
lặng” của Từ Quốc Hoài không biết bao nhiêu lần, định viết vài nhời,
nhưng rồi tự nhủ: "Hơi sức đâu mà đi mua tiếng chưởi vào mình! Bao nhiêu
người tài danh họ im lặng để "dĩ hòa vi quý”, mình cứ ngứa mồm chẳng được
cái gì. Ở đời thì trăng cứ sáng, chó cứ sủa, người cứ đi, đã làm sao đâu!
Tập thơ "Sóng & Khoảng lặng” của Từ
Quốc Hoài và 3 tập thơ của 3 tác giả khác Mai Văn Phấn, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị
Như Thúy được giải thưởng Hội Nhà văn hai năm (2010 – 2011). Các báo chí chính
thống, trang mạng chính thống rầm rộ in thơ của tác giả đạt giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam nên làm mọi người
trong đó có tôi chú ý, tìm đọc.
Chắng phải tìm đâu xa,
các báo chí chính thống như: Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Thơ, báo Văn
nghệ, nhất là báo Văn nghệ còn dành một trang để khen hết lời "Nhà thơ Từ
Quốc Hoài với những cột mốc văn chương”. Ảnh Từ Quốc Hoài ôm bó
hoa, comle, cà vạt như chú rể trong đám cưới. Thật là "Ông mang cái
vẻ bên ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong” (Tú Mỡ).
Tôi đọc
lướt qua tập Sóng & Khoảng lặng, thất vọng với cách viết của Từ Quốc Hoài. Đó là ý cá nhân của
tôi. Tôi chọn bài Người làm vườn in
và sau đó "dịch” bài này ra thơ Việt bằng cả hai cách, một lục bát, một
năm chữ in trên vannghecuocsong.com và dohoang.com để người đọc họa may còn đọc
được và hiểu được. Kèm theo hai bài dịch là bài văn tả cảnh Vườn nhà em của một em học sinh lớp 6
tận xứ núi Pleiku. Và so sánh bài vô lối Người
làm vườn của Từ Quốc Hoài và
bài văn tả cảnh Vườn nhà em của em
học sinh lớp 6 và bình bài vô lối của Từ Quốc Hoài dở hơn nhiều lần bài văn của
học sinh lớp 6 xứ núi Pleiku.
Ngày nào đi làm tôi
cũng kè kè cuốn Sóng & Khoảng lặng trong cặp, thấy ngứa
ngáy, lộm cộm, khó chịu vô cùng. Dỡ ra đọc lại có cảm giác như gặm phải đá sỏi
hoặc như đi giữa đường vấp phải đinh sắt mà bọn du thủ, du thực rải đinh để bẫy
xe ô tô, xe máy bây giờ. Tâm trạng chẳng khác gì nhà thơ Hải Bằng vịnh hai ông
nhà thơ, nhạc sỹ vườn thời thập kỷ 70 thế kỷ trước được báo chí chính thông
lăng xê:
"Hoan hô nhà
thơ Văn Zin,
Bỗng đâu bắt gặp cái
đinh giữa đường.
Hoan hô nhạc sỹ Minh
Zương
Bỗng
đâu bắt gặp giữa đường cái đinh!”.
Vấp tập Sóng & Khoảng lặng, tôi cũng như vấp
phải đá sỏi và đống đinh trên đường vậy!
[Tập “Sóng & Khoảng lặng” được Nhà xuất bản Văn
học cấp giấy phép ở Chi nhánh phía Nam , in xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2010].
Tập có 41 bài, đa số
viết ngắn, ít có bài dài quá 3 trang. Đây là tập toàn tòng vô lối, xa lạ với
cách viết, cách nghĩ, cách cảm truyền thống của dân tộc và của nhân loại. Thật
sự nó phản lại thơ ca! Không có một bài nào gọi là thơ, không có một đoạn nào
gọi là thơ, thậm chí không có một câu nào gọi là thơ!
Một cách làm xiếc chữ
không ra xiếc chữ, một cách cố ra vẻ tư duy không ra vẻ tư duy. Cách lập ngôn
ngô nghê, ông già không ra ông già, trẻ con không ra trẻ con, dở dở ương ương,
lởm khà, lởm khởm. Đầy lối nói rởm kiểu cách, phách lối, trẻ con, hết sức nhố
nhăng: "Núi níu trời cho mây vẫn vít, trăng tinh tươm rời bồn tắm, trút
bỏ áo ngày, bờ sông thiếu nữ, da thịt núi đồi tỏa hương mật, anh gieo hy vọng,
anh gieo giấc mơ, gieo vãi trong mùa sinh nở, thăm thẳm bờ sông thiếu nữ, anh
lạc vào nụ cười tươi xanh, vết thương ngày cũ, cánh đồng sợ hãi, những bước
chân của gió những cánh đồng thu dọn mùa màng, tôi gửi ngọn gió nồm cho da thịt
em mát rượi, bao Đức Ông tươi tốt, nhồm nhoàm nhai bạc tiền, anh bày biện thêm
nụ cười, gió dạo chơi ngày mới, tĩnh lặng mặt nắng đầy, bao vẻ đẹp sây sướt,
nghe con sóng tẩy xóa bóng chiều…”.
Kể làm sao cho hết
kiểu nói ngô nghê tuổi lên chín, lên mười này!
Những triết lý rẻ
tiền: "Đồng tiền là vách ngăn, lẽ nào chúng ta bi quan, hạnh phúc trong
tầm tay hay đã xa vời, trời ơi, một thế giới ô nhiễm đến tận giường nằm, gió
như không là gió trên đời, khẽ chạm tay vào nắng, nắng rất thật, giấc mơ cuối
chân trời luôn biến ảo, chết một cách gọi khác của sự sống…”.
Đề tài tình yêu, tình
bạn, tình quê dễ xúc động lòng người nhất mà đọc Từ Quốc Hoài ta có cảm giác
như đi trên đống xi măng, vôi vữa đá tảng, mẻ chai.
Viết về gia đình vợ
con như ở trong trại tế bần đói khổ nheo nhóc, nhẫn tâm, vô cảm, coi tình cảm
vợ chồng như mớ cá, mở tôm ngoài chợ đem bày bán:
"bên gương mặt
bình lặng của người vợ hiền
và ánh mắt háu đói
của con trẻ
bữa cơm tối nghi ngút
anh bày biện thêm nụ
cười…”.
(Trữ tình)
Tình cảm gia đình của
Từ Quốc Hoài xa lạ một trời một vực với tình cảm của người lính Nga trên đất
Đức khi nhớ về quê hương, gia đình, vợ con:
"Đất
không phải đất quê mình,
Cánh đồng sẫm nước êm
lành bao la,
Hương mùa dìu dịu bay
qua,
Có gì thân đến sâu xa
trạnh lòng.
Ô hay là trận lũ ròng
Trải bình dị thế qua
đồng, qua khe
Lăn tăn màu cỏ non kia
Có gì đâu khác bên quê
xứ mình
Tưởng trong giấy phút
thình lình
Chưa
hề có cuộc chiến tranh qua rồi.
Chưa bao cách trở xa
xôi
Chưa bao nguy hiểm
đứng ngồi không yên
Vợ mình hẳn đã già
thêm
Con mình độ ấy lớn lên
bao rồi?
Mình qua cả cuộc đổi
đời
Hương mùa xuân mãi bồi
hồi nỗi chi!”.
(Trên đất Đức, thơ Nga
– Bằng Việt dịch)
Từ Quốc Hoài
viết về bạn bè cũng một tông khô khan, đại hạn, vô tình, vô cảm như vậy:
"Không khi
loãng
dấu chân gió bôi xóa
anh mặc áo, cài cúc
thật kỹ đi giữa những lâu đài
bao người nhìn ngắm!
anh nhìn vào những là
cờ mỉm cười”.
(Thơ viết cho một
người)
Anh có những người bạn
thân bị hoạn nạn, bị đời ruồng bỏ, bị thế gian muốn giết chết. Đáng ra phải
đồng cảm thương đau, xa xót cùng bạn hay ít đi nữa thì có chút sẻ chia nỗi rủi
ro bất hạnh mà bạn vướng phải. Đằng này tác giả chỉ nói đâu đâu, mây gió, công
viên, hết sức nhạt nhẽo, lạnh lùng, băng giá:
"những công
viên nhiều màu
đâu đâu cũng nhiều màu
bức tranh kia không
ngừng biến đổ
hạnh phúc trong tầm
tay
hay đã xa vời?
cuộc đời như ngọn gió
anh hít thở và cảm
nhận
cuộc đời luôn là một
kho báu
đầy bí ẩn…”.
(Thơ viết cho một
người – đã dẫn)
Cách đây gần hai nghìn
năm Đỗ Phủ đã viết bài thơ Bất kiến
về Lý Bạch người bạn vong niên của mình bắng một tình cảm chứa chan, tấm lòng
đồng điệu, cảm thương tột độ nỗi đau thương mà bạn phải gánh chịu giữa cuộc đời
đảo điên, ô trọc. Đến nay đọc vẫn ngậm ngùi xúc động, xót đau cho một tài năng
lớn bị dập vùi:
"Bất kiến Lý sinh cửu
Dương cuồng chân khả
ai
Thế gian giai dục sát
Ngô độc ý liên tài
Mẫn tiệp thiên thi thủ
Phiêu linh nhất tửu
bôi
Khuông sơn độc thư xứ
Đầu bạch hảo quy lai!
Dịch:
LÂU KHÔNG GẶP NHAU
Lâu không gặp Lý Bạch
Giả điên thật thương
thay
Người người đều muốn
giết
Riêng chỉ ta thương
tài
Thông minh nghìn thi
tứ
Lưu lạc chén mềm môi
Núi Khuông còn sách
đọc
Đầu bạc nên về thôi!
(Đỗ Hoàng dịch)
Quê hương là nới chôn
rau, cắt rốn, chỉ nói một tiếng quê ơi đã rung động lòng người, thế mà Từ Quốc
Hoài chơi cả một bài Quê nhà mà không mảy may động lòng:
"Dưới bầu trời
thăm thẳm
núi đồi lặng lẽ thở
lặn trong đáy mắt
những mùa xuân làm đảo
lộn đời người
anh lẩm đẩm lớn
bên
những tờ bạc cũ nhàu
cát bụi có gương mặt
của cát bụi
anh luôn ngạc nhiên
với gương mặt mình…”.
Bài Quê nhà có 16 câu mà đến câu thứ 8 rồi
người đọc chẳng thấy quê nhà, tình cảm yêu thương của tác giả ở đâu.
Ít ra thì phải
có chút tình quê như trong bài thơ Quê
hương của Đỗ Trung Quân:
"Quê hương nếu
ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành
người”
Đấy là chưa so với thơ
về Quê hương của Chế Lan Viên:
"Những bộ áo
quần rằn ri,
Những tâm hồn vằn vện
Chúng xáo trộn quê ta
như xóc một ván bài
Bao tên tỉnh, tên
huyện, tên làng đều thay đổi…”.
Hay:
Cố viên đông vọng lộ man man
Song tụ long chung lệ
bất can
Mã thượng tương phùng
vô chỉ bút
Bằng quân truyền ngữ
báo bình an!
Dịch:
Quê nhà xa tít ngoái
trông sang
Áo thõng hai tay lệ
chảy tràn
Trên ngựa gặp nhau
không giấy bút
Nhờ anh nhắn hộ vẫn
bình an!
(Dịch – KD)
(Phùng nhập kinh sứ -
Sầm Than - đời Đường)
Ngoài ra
trong tập Sóng & Khoảng lặng có
nhiều bài Nhật ký, Tự sự kiểu cách, rối rắm, vô thưởng, vô phạt, hoặc tù mù đánh lừa người
đọc:
"Bên ngoài cửa
sổ
sóng biển quẫy đập đêm
ngày
như lớp lớp
ký ức
không chịu nhắm mắt”.
(Tự sự 7)
Hay:
"Chúng ta nhẫn
nhịn
ngày này qua ngày khác
chung sống
riết rồi quen
đặt lên bục
tôn vinh
những thứ có trời mà
biết”.
(Tự sự 2)
Tập vô lối toàn tòng Sóng & Khoảng lặng của Từ Quốc Hoài
đúng như tuyên ngôn của ông: Có trời mà biết! Có trời mới cảm được!
Hà Nội, ngày 12 tháng
7 năm 2012
-------------------------------------------------------------------------------------------
* thật dở khóc dở cười - ngọc châu
Truyện BỘ QUẦN ÁO CỦA HOÀNG ĐẾ có lẽ không người Việt Nam
nào không biết, kể rằng một tên bịp bợm may cho Hoàng đế một bộ quấn áo trong
suôt (thực tế là hắn để hoàng đế cởi truồng!) rồi thuê số bọn nịnh thần vỗ tay
khen ngợi đẹp không thể tưởng tượng nổi, rằng chỉ có người nào có con mắt thẩm
mĩ tinh tế mới cảm nhận được cái đẹp của bộ quần áo này khiến khối người đứng
xem đều vỗ tay khen (sợ người khác nói là mình mù và hỗn với Hoàng Đế mà!). Chỉ
khi một thằng bé hồn nhiên kêu lên: "Ơ, chúng mày ơi! Hoàng Đế cởi truồng
kìa!". Khi đó thiên hạ mới dám hô theo như vậy.
Trường hợp thơ được các nhà CÁCH TÂN trong Hội NVVN tung hô gần đây sao quá
giống như thế. Thật đúng là dở khóc dở cười vì cái hay của dân tộc Việt được
lưu truyền từ mấy ngàn năm nay sao lại bị xếp ra ngoài rìa để cho những thứ thơ
lai căng như vậy lên ngôi?
Ngay từ mấy năm trước Ngọc Châu đã thấy khó hòa nhập với các dòng thơ này nên
đã viết vở hài kịch (chủ yếu bằng thơ) tên là HỘI NGUYÊN... KHÓ TIÊU, vì dài
quá không thể gắn vào đây nên xin mọi người tìm đọc lại (ở Vanthoviet.com và
Vandanviet.net), tuần trước NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG của Hội VHNT Việt Nam tại Liên
bang Nga mới đăng lại. Ngọc Châu xin mời mọi người vào đọc cho... vui ạ!
NC
* khi cười khi khóc khi... đan mạch - đồ nghệ nguyễn sĩ lương
[Sóng & khoảng lặng, tập vô lối của Từ Quốc Hoài phản thơ ca]
Nhân đọc bài của anh Đỗ Hoàng tôi sực nhớ hai câu thơ của anh Nguyễn Trọng Tạo:
"Đêm nằm nghĩ mãi không ra
Tại sao thằng ấy cũng là nhà thơ".
Xem ra anh Nguyễn Trọng Tạo nói chẳng có gì là ngoa cả.
Anh Đỗ Hoàng ạ.
Theo tôi ý kiến của anh rất đáng trân trọng. Trong văn chương rất cần có những
phản biện. Tôi cũng không bảo thủ cho họ là thơ vô lối.
Nhưng một bài thơ có thể người này cho là hay nhưng người khác chê cũng là lẽ
thường, vì mỗi một cá thể tâm hồn có một cảm xúc khác nhau. Nhưng dù thơ viết
theo kiểu nào, cảm xúc kiểu nào thì mục đích cuối cùng phải phục vụ độc giả.
Thơ cũng cần truyền tải những thông tin cần truyền tải đến người đọc. Khi thơ
viết không để người đọc hiểu cũng đồng nghĩa không truyền tải thông tin gì và
nói trắng ra không cần độc giả, lẽ đương nhiên độc giả quay lung là điều chắc
chắn. Vậy còn lại vấn đề là dòng thơ ấy khi nào hết tụng ca, cổ súy thì cũng
tắt thở và tự chìm mà thôi.
Việc người ta khen cũng là quyền của người ta anh ạ.
Dịp này tôi bận lắm không có thời gian để anh em tâm sự nhiều
Chúc anh vui khỏe. Cũng chỉ là tranh luận văn chương đừng đặt quá nặng nề bận
lòng ảnh hưởng sức khỏe.
* sâu sắc đỗ hoàng - mai niệt trinh
Người ta khen, là quyền. Người ta chê cũng là quyền. Thấy hay nói hay thấy dở
nói dở. Nhưng ở đây, vì là tác phẩm được giải,mà giải ở Việt Nam là tiền
thuế nhân dân rót ra, để Hội tôn vinh và định hướng. Tiếc rằng, ông Từ Quốc
Hoài chạy chọt lãnh đạo Hội, chạy chọt một số thành viên BCH để được cái giải
thưởng, mà thơ ông Hoài dở quá đúng như Đỗ Hoàng và Trần Mạnh Hảo nhận xét,
phản biện.
Tôi biết ông Từ Quốc Hoài ngày còn đi học Tổng hợp Hà Nội, bị bịnh tâm thần.
Nhân dân bị tước đoạt tiền thuế để cung phụng cho "nhà thơ", nhưng
nhân dân không ai thèm ngó ngàng cái giải thưởng này. Nó vô bổ với nhân dân.Chỉ
những kẻ nhân danh nhân dân, vẽ mặt bôi hề xưng tụng tự sướng với nhau.
Xét đến cùng, ăn lộc nhân dân mà làm thơ dở lấy tiền thưởng là phỉ báng nhân
dân. Hy vọng ông Trần Mạnh Hảo, ông Đỗ Hoàng, ông Phạm Viết Đào, ông Nguyễn
Hiếu... tiếp tục có những phản biện để người đọc thấy rõ hai chiều của vấn đề,
làm trong sạch nền thơ Việt.
* sóng & khoảng lặng, tập vô lối của từ quốc hoài - ba củ chi
Tôi nghe nói ở HNV TP. HCM, tập thơ này (Sóng và khoảng lặng) của ông Giáo - Từ
Quốc Hoài đã vào đến chung khảo nhưng bị loại ra. Biết bị loại, ông tác giả làm
ầm lên. Rồi sau đó HNV Việt Nam
trao giải, ông Giáo không chỉ "làm ầm" mà cò tiếp tục nói xấu Hội NV .
TP HCM.
May mà HNV TP. HCM hiền lành, không đáp lại ông. Đọc những đoạn trích trên đây,
tôi thấy rõ nhất là cái sự dễ dãi của người cầm bút. Buồn thay. Cái dễ dãi của
người trao giải.
* hai nam bộ
Thực ra, Từ Quốc Hoài khó có chốn dung thân ở Sài Gòn vì tâm tính ông ta là tâm
tính kẻ tủn mủn trù lợi mà không dám chơi xả láng với anh em. Thơ ông ta dở,
phải nói đọc nhiều tập, từ Bậc thềm
đến Điệu luân vũ rồi Sóng & khoảng lặng, chỉ thấy tác
giả như người cầm khoèo nèo hái thơ, gắng sức nhễ nhại mồ hôi nhưng không câu
chữ nào ra hồn. Đỗ Hoàng nói đúng dù cũng chỉ mới lướt qua vài khía cạnh của
vấn đề.
Càng lâm vào thơ và nói chuyện với Hoài, người đối diện mà không bịt mũi nhăn
mặt thì cũng loẹt xoẹt bỏ đi.
Nghe nói, ông ta câu kết sao với mấy thành viên BCH (qua vài đại ca), họ bố thí
ông cái giải để ông lên mặt với con dân Nam Bộ.
Tôi còn nghe ông nói, thằng Hảo đốt đền làm dậy sóng chơi với con AH chớ thơ
Hảo ra gì!? Ôi, hết biết!?
-------------------------
* nguồn: vandanviet.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét