Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

thơ hà duy phương

gió chiều
 





Sài Gòn đẹp lắm, anh biết không?
Quán Gió bên sông chiều hoàng hôn đỏ ối
Không có anh, sóng cồn cào dữ dội
Gió thở dài trên chiếc ghế tình nhân …

Chân trời vỡ hồng lên nỗi nhớ
Mặt sông nứt rạn nỗi buồn.
Gió ngược về nguồn hát lời tình tựa:
Mây mang thai cho những ngày mưa bay…
Một mình quán gió chiều nay.
  
giật mình

Em cầm điếu thuốc trên tay
Nỗi đau còn run rẩy
Tình như khói bay
Chưa chạm bóng dáng hao gầy








Em cầm điếu thuốc trên tay
Khẽ khàng như sóng nước
Trên tay anh cuộc tình không biết trước
Ngược cơn mê em chạm bóng tử thần

-----------------------
* nguồn: sangtao.org


nghìn trùng - vũ trọng quang





 
 Thiếu nữ và sen – Nguyễn Trung







Em đánh cắp của anh giấc ngủ
đêm không cà phê đêm tự tử
ly rượu muốn say sao không say
mai xa, còn đó mùi hương cũ

Phi trường mây trôi ngàn cây số
áo bay phần phật tiếng gió hú
mắt em lấm tấm một chút mưa
lòng anh cồn cào cơn bão dữ

Em đã xa và đã xa thật
chuyến bay mang vội một lời thề
anh ngơ ngác em đâu mất hút
nửa đời còn lại hòn vọng… thê

---------------------------
* nguồn: sangtao.org

 

nhóm trẻ đi ăn xin cho bố mẹ sắm đồ đắt tiền - hôm, lan và tuấn


Tình cờ phát hiện những đứa bé ăn xin do người lớn “cầm đầu”, nhóm sinh viên báo chí đã theo dõi và ghi lại những hình ảnh hết sức chân thực.

Vượt qua hơn 30 tác phẩm cùng thể loại, phóng sự “Tuổi thơ bị đánh cắp” của nhóm tác giả: Phạm Hôm, Lục Lan, Văn Tuấn (Khoa Báo chí, trường CĐ Truyền hình) đã giành giải Ba trong Lễ trao giải Liên hoan Phim SV-TV  mở rộng 2012.

Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống hàng ngày của những đứa trẻ bán hàng rong, ăn xin mà “thủ lĩnh” của các em chính là bậc làm cha làm mẹ. Phạm Thị Hôm chia sẻ: “Trong lần đi chơi ở hồ Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, chúng em tình cờ nhận thấy sự khác biệt của những em nhỏ bán hàng rong ở đây so với các địa điểm công cộng khác. Các em được người lớn đưa đến bằng xe máy rồi bắt xuống đi bán hàng, xin tiền của khách. Chính vì vậy, nhóm đã nảy ra ý tưởng thực hiện phóng sự truyền hình này”.

Nhóm tác giả (từ trái sang): Phạm Hôm, Lục Lan, Văn Tuấn vui mừng khi giành giải Ba của Liên hoan Phim SV-TV mở rộng 2012 với tác phẩm "Tuổi thơ bị đánh cắp".

.

Ảnh: Ngọc Khánh

Ròng rã “thập diện mai phục” hơn 1 tuần, Hôm, Lan và Tuấn đã thu thập thông tin từ những người bán nước. Bằng cách mua hàng, nhóm đã trò chuyện được với các em. Hàng ngày, những đứa trẻ bắt đầu công việc từ lúc 19 giờ cho tới 23 giờ mới được về nhà.

Cả ekip quyết định thực hiện hành trình xâm nhập thực tế vào “hang ổ” của những kẻ lợi dụng kiếm ăn trên sức lao động của trẻ nhỏ. “Bám càng” người phụ nữ chuyên đưa - đón các em nhỏ, nhóm phóng viên tương lai đã phát hiện ra nghịch lý đáng lên án.

Trong khi những đứa trẻ không được đi học, lang thang ở công viên để xin tiền, bán kẹo cao su, tăm tre... với giá “cắt cổ” thì cha mẹ của các em chỉ ở nhà ăn chơi. Căn nhà trọ với những vật dụng đắt tiền như tủ lạnh, máy giặt, ti vi tinh thể lỏng... khiến cả nhóm từ bất ngờ sang bất bình bởi sự vô lương tâm của những người làm cha làm mẹ.

Không được đến trường, nhiều đứa trẻ phải lang thang trên đường chờ đợi sự thương hại của người khác.
 

Ảnh minh họa

“Hơn 1 tuần theo chân những đứa trẻ bán hàng rong nơi đây là từng ấy thời gian bọn em về trường vào lúc hơn 1 giờ đêm. Thực hiện tác phẩm này vào mùa đông nên trời rất lạnh. Hơn nữa, khi phỏng vấn những người dân ở đây thì họ không hợp tác. Bọn em cũng bị phát hiện và đe dọa đập máy. Tuy nhiên cả nhóm đã nghĩ ra cách lấy áo khoác “ngụy trang” máy camera. Thấy mình cứ cầm áo khoác chạy quanh công viên, nhiều người dân thấy lạ liền dừng lại xem càng khiến cho nhóm khó tác nghiệp hơn”, Lục Lan chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Ekip bày tỏ niềm vui khi đạt giải trong cuộc thi lần này, Văn Tuấn bộc bạch “Chúng em biết theo nghề báo là chấp nhận gian khổ, khó khăn, vì vậy Liên hoan phim là cơ hội trải nghiệm vô cùng ý nghĩa cho sinh viên báo chí rèn nghề nhiều hơn nữa để vững vàng nghiệp vụ khi ra trường”.

 Trao đổi với GDVN, Th.S Nguyễn Minh Hải – Trưởng khoa Báo chí, Trường CĐ Truyền hình, Đại diện BTC cuộc thi cho biết: "Khi chấm tác phẩm này, các thành viên BGK đã bày tỏ sự xúc động, khâm phục tinh thần quyết tâm, sự nỗ lực và niềm đam mê của cả ekip. Mặc dù tác phẩm còn thiếu sót nhưng có một điều chúng tôi ghi nhận đó là, các bạn đã không dừng bước trước những khó khăn. Đây sẽ là nền tảng để các bạn tự tin bước vào môi trường báo chí chuyên nghiệp".

--------------------------
* nguồn: gdvn