Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

nhãn tiền!

bệnh “say đê đê”

Ngày cuối tuần, Bút Bi hân hạnh được tiếp chuyện với một vị cán bộ lão thành khá nổi tiếng khi còn đương chức. Và sau đây là cuộc trò chuyện của Bút Bi với vị cán bộ lão thành này, tạm gọi là chú Hai.

- Chú nghĩ gì về hiện tượng các phòng khám Trung Quốc quậy tưng như báo chí phản ánh vừa qua?

- Cái này là do bệnh “say đê đê”...

- Thưa chú, mấy ông được giao vốn nhà nước, hay nói chính xác hơn là tiền của dân, nhưng làm ăn chẳng ra gì gây lỗ lã nặng nề là vì sao?

- Cũng là do bệnh “say đê đê”...

- Còn chuyện dân mình đi đâu, làm gì cũng khai báo tạm trú tạm vắng, quản lý hết sức chặt chẽ, kỹ càng; còn mấy ông đến từ phương Bắc thì chẳng ai trông nom, để đến độ lập bè cá sát nách căn cứ hải quân cũng không ai biết thì nên hiểu như thế nào?

- Cũng là bệnh “say đê đê”...

- Xin lỗi, có lẽ chú nói nhầm bệnh “tê tê say say” xuất xứ ở tỉnh Hòa Bình mà các nhà y học của chúng ta đang chưa tìm ra căn nguyên, thành “say đê đê”.

- Bậy, tui làm sao nhầm được. Dù 80 tuổi rồi nhưng sáng nào cũng đi bộ 60 phút, bơi 30 phút, đọc sách, viết lách còn tốt đấy...

- Vậy bệnh “say đê đê” là gì? Không lẽ lại có một thứ bệnh lạ mới xuất hiện nữa à?

- Đê đê là Đất và Đô đó cháu à. Bệnh say đất và đô nguy hiểm lắm!



không

TT - Sao mặt ông mếu mếu như sắp khóc vậy? Lớn rồi, đâu phải như trẻ nhỏ mới vào trường mầm non đâu.

- Giờ chưa biết trẻ con với bố mẹ ai khóc nhiều hơn ai. Gì mà phải chạy giấy chứng nhận tốt nghiệp mầm non hết 2-3 triệu đồng mới có cửa vào lớp 1. Hết biết. Nhưng tui còn mếu vì mấy chuyện thấy dở khóc dở cười khác.

- Chuyện gì?

- Chuyện thầy cô vì thương học trò nên đi coi thi “nhắm mắt làm ngơ”. Làm ngơ lúc này là mai sau khóc đến sưng mắt. Rồi chuyện phòng khám Trung Quốc sai phạm rành rành mà vẫn tồn tại nhởn nhơ trước mắt các cơ quan chức năng. Không lẽ cũng là nhắm mắt làm ngơ... trước chuyện chướng tai gai mắt.

- Vậy theo ông, nên làm gì chứ chẳng lẽ ngồi đó càm ràm rồi khóc lóc...

- Học phong trào hai không ngày nào của ngành giáo dục, rồi phát động phong trào một không, lấy tên “không chấp nhận”. Không chấp nhận trường này cần, nơi kia không cần giấy chứng nhận tốt nghiệp mầm non, dễ sinh tiêu cực, tốt nhất là không cần cái giấy này. Không chấp nhận chuyện tổ chức thi cử rồi nhắm mắt làm ngơ với tiêu cực, thi thế thà đừng thi. Không chấp nhận sự tồn tại của những phòng khám sai phạm, phạt thật nặng, cấm vĩnh viễn.

- Ông nói đúng nhưng không...

- Không dễ chứ gì? Hay không muốn làm? Nếu thế thì đành còn hai con mắt, khóc hoài cả hai thôi... Nhưng nên nhớ “tiếng khóc không vơi được nỗi sầu đâu em”.


-------------------------
* nguồn: tuoitreonline


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét