Không chỉ Cam Ranh - Khánh Hòa hay Vũng Rô - Phú Yên, từ lâu, người Trung Quốc đã đến khu vực Long Sơn ở Bà Rịa - Vũng Tàu rất đông để nuôi cá bè. Họ cứ đến rồi đi, chính quyền địa phương không kiểm soát được
Vài ngày nay, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc kiểm tra giấy tờ và quy trình nuôi cá bè của những người Trung Quốc (TQ) ở xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu.
E dè, cảnh giác
Nằm bên mé Quốc lộ 51, cửa ngõ TP Vũng Tàu, Long Sơn vốn là vùng sình lầy, sông nước mênh mông, rất thích hợp với việc nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm nay, người TQ đã tìm đến đây nuôi cá bè rất đông.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên sông Chà Và và sông Rạng ở Long Sơn hiện có khoảng 50 bè cá quy mô lớn, mỗi bè gồm hàng chục lồng, trải rộng trên một vùng sông nước bao la. Trung bình mỗi chủ bè thuê một người quản lý và 10-15 nhân công. “Phải có đến hơn 15 người TQ còn tại đây” - một người chuyên giao dịch, vận chuyển hải sản tại Long Sơn khẳng định.
Tuy nhiên do gần đây, việc một số người TQ nuôi cá trái phép tại Cam Ranh - Khánh Hòa và Vũng Rô - Phú Yên bị phát hiện nên khi tiếp cận những bè cá TQ tại Long Sơn, chúng tôi gặp không ít khó khăn. Khi chúng tôi theo đò ra giữa sông Chà Và, leo lên bè cá và hỏi thăm về người TQ, một số người giật mình rồi nhanh chóng lảng xa.
Một người Trung Quốc đang quản lý bè cá ở Long Sơn
Theo gợi ý của ngư dân địa phương, phải tự giới thiệu là chuyên gia khảo sát môi trường, chúng tôi mới có thể gặp được một người TQ trên bè cá khi anh ta chưa kịp né tránh. Người TQ này có tên Việt Nam là T., ở trong một căn nhà kiên cố, trang bị khá đầy đủ tiện nghi.
Gặp chúng tôi, T. có vẻ đầy e dè, cảnh giác. Tiếng Việt nói bập bõm, T. kiên quyết dặn chúng tôi không nêu tên, chụp hình mới chịu trò chuyện. Khi chúng tôi hỏi về những người TQ nuôi cá bè tại Long Sơn, T. khẳng định: “Nhiều lắm... nhưng lâu rồi không liên lạc”.
T. cho biết năm nay anh 30 tuổi, đến Long Sơn đã 4-5 năm để quản lý bè cá và đã cưới vợ người Việt Nam. Thường ngày, T. ở TPHCM, lúc thì ngụ tại Biên Hòa, thỉnh thoảng mới xuống xã đảo giúp vợ. Theo T., vợ chồng họ nuôi cá bè ở Long Sơn từ khi làng bè này mới được lập. Khi chúng tôi hỏi về quy mô, vốn liếng..., họ đều bảo “của người khác đầu tư”.
Thả nổi, tự phát
Ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn, chỉ thừa nhận hiện nay còn khoảng 5 người TQ đang làm chủ hoặc quản lý các bè cá rất lớn tại xã đảo này. Trong đó, 2 người tên Huang Ching H. và Jwo Bor J. là chủ doanh nghiệp, chủ 2 bè cá; những người còn lại là quản lý hoặc góp vốn đầu tư trong các doanh nghiệp đứng tên người Việt.
Gặp chúng tôi, T. có vẻ đầy e dè, cảnh giác. Tiếng Việt nói bập bõm, T. kiên quyết dặn chúng tôi không nêu tên, chụp hình mới chịu trò chuyện. Khi chúng tôi hỏi về những người TQ nuôi cá bè tại Long Sơn, T. khẳng định: “Nhiều lắm... nhưng lâu rồi không liên lạc”.
T. cho biết năm nay anh 30 tuổi, đến Long Sơn đã 4-5 năm để quản lý bè cá và đã cưới vợ người Việt Nam. Thường ngày, T. ở TPHCM, lúc thì ngụ tại Biên Hòa, thỉnh thoảng mới xuống xã đảo giúp vợ. Theo T., vợ chồng họ nuôi cá bè ở Long Sơn từ khi làng bè này mới được lập. Khi chúng tôi hỏi về quy mô, vốn liếng..., họ đều bảo “của người khác đầu tư”.
Thả nổi, tự phát
Ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn, chỉ thừa nhận hiện nay còn khoảng 5 người TQ đang làm chủ hoặc quản lý các bè cá rất lớn tại xã đảo này. Trong đó, 2 người tên Huang Ching H. và Jwo Bor J. là chủ doanh nghiệp, chủ 2 bè cá; những người còn lại là quản lý hoặc góp vốn đầu tư trong các doanh nghiệp đứng tên người Việt.
Một góc làng nuôi cá bè ở Long Sơn của người Trung Quốc.
UBND xã Long Sơn cho biết các công ty, doanh nghiệp của người TQ hay đứng tên người Việt tại đây đều có giấy phép. Tuy nhiên, việc lập các bè cá, thực hiện nuôi trồng, neo đậu trên luồng lạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn lao động… đều bị thả nổi. Cả trăm bè cá - tính luôn của người địa phương - trải dài ở nhiều khu vực trên mặt sông mênh mông lâu nay hoạt động hoàn toàn tự phát.
Về người TQ đến Long Sơn lâu nay, chính quyền địa phương thừa nhận không quản lý nổi. “Trước đây, người TQ đến nuôi cá nhiều lắm, sau đó họ đi dần, không kiểm soát được” - ông Mùi nói.
Về người TQ đến Long Sơn lâu nay, chính quyền địa phương thừa nhận không quản lý nổi. “Trước đây, người TQ đến nuôi cá nhiều lắm, sau đó họ đi dần, không kiểm soát được” - ông Mùi nói.
Xa xôi quá, không nắm được!
Vài ngày qua, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra hộ chiếu, giấy tờ tùy thân và cả giấy kết hôn của những người TQ nuôi cá bè tại Long Sơn nhưng “chưa phát hiện điều gì bất thường”. Ông Cao Xuân Tiều, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành viên đoàn kiểm tra, cho rằng ông chỉ chú ý đến lĩnh vực của ngành. Còn ông Nguyễn Viết Dũng, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh, phân trần: “Do Long Sơn ở xa xôi quá nên chúng tôi cũng không nắm cụ thể được”.
Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG
Vài ngày qua, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra hộ chiếu, giấy tờ tùy thân và cả giấy kết hôn của những người TQ nuôi cá bè tại Long Sơn nhưng “chưa phát hiện điều gì bất thường”. Ông Cao Xuân Tiều, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành viên đoàn kiểm tra, cho rằng ông chỉ chú ý đến lĩnh vực của ngành. Còn ông Nguyễn Viết Dũng, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh, phân trần: “Do Long Sơn ở xa xôi quá nên chúng tôi cũng không nắm cụ thể được”.
Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG
---------------------------
* nguồn: NLD Thứ Ba, 19.06.12
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét