Người Đà Lạt bây giờ cũng thèm sương, thèm chính cái mà họ không bao giờ thiếu. Sương mù sắp thành hàng hiếm, vậy Đà Lạt còn gì?
Rất dễ nhận ra bóng dáng trầm mặc của những ngọn thông vươn thẳng trong nội ô đã vắng đi nhiều. Tôi lân la hỏi về một Đà Lạt ngày xưa, nhiều người cao tuổi chép miệng lắc đầu rồi buông một câu hững hờ: “Đà Lạt bây giờ…”.
Không hững hờ sao được khi diện mạo Đà Lạt đang khác đi từng ngày, như một cô sơn nữ e ấp sắp trở thành cô gái thị thành diêm dúa*.
Rất dễ nhận ra bóng dáng trầm mặc của những ngọn thông vươn thẳng trong nội ô đã vắng đi nhiều. Tôi lân la hỏi về một Đà Lạt ngày xưa, nhiều người cao tuổi chép miệng lắc đầu rồi buông một câu hững hờ: “Đà Lạt bây giờ…”.
Không hững hờ sao được khi diện mạo Đà Lạt đang khác đi từng ngày, như một cô sơn nữ e ấp sắp trở thành cô gái thị thành diêm dúa*.
mất dần phong vị
Đà Lạt trong ký ức của nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh là
“nhỏ và xinh lắm”. Ông bảo hồi xưa cái gì cũng nhỏ nhỏ xinh xinh, đồi
cỏ, rừng thông và hồ xanh ngăn ngắt.
Ngày bé đi học mẹ phải thoa vaseline lên má ông cho khỏi rát vì lạnh, phải mang găng tay, đội mũ len giữ ấm. Hầu như buổi sáng nào đi học trời cũng mù mịt sương, đến nỗi xe hơi chạy ban ngày còn phải bật đèn pha.
Hình ảnh ông nhớ nhất là mẹ ông mỗi lần đi chợ đều mặc áo dài trắng. Mấy o bán hoa hồng, hoa cúc, bán đậu hũ ngoài chợ cũng vận áo dài trắng. Sương mù bảng lảng và áo dài trắng quyện vào nhau hư hư thực thực.
Ông bảo mỗi lần nhớ lại hình ảnh đó luôn có một cảm xúc dịu dàng dâng lên trong lòng ông. Còn bây giờ, kiếm đâu ra hình ảnh tà áo dài trắng thấp thoáng trong sương mù vì trời vừa sáng, làn sương mù mỏng dính đã tan nhanh.
Ngày bé đi học mẹ phải thoa vaseline lên má ông cho khỏi rát vì lạnh, phải mang găng tay, đội mũ len giữ ấm. Hầu như buổi sáng nào đi học trời cũng mù mịt sương, đến nỗi xe hơi chạy ban ngày còn phải bật đèn pha.
Hình ảnh ông nhớ nhất là mẹ ông mỗi lần đi chợ đều mặc áo dài trắng. Mấy o bán hoa hồng, hoa cúc, bán đậu hũ ngoài chợ cũng vận áo dài trắng. Sương mù bảng lảng và áo dài trắng quyện vào nhau hư hư thực thực.
Ông bảo mỗi lần nhớ lại hình ảnh đó luôn có một cảm xúc dịu dàng dâng lên trong lòng ông. Còn bây giờ, kiếm đâu ra hình ảnh tà áo dài trắng thấp thoáng trong sương mù vì trời vừa sáng, làn sương mù mỏng dính đã tan nhanh.
Ông Đoàn Văn Quỳnh, sống ở Đà Lạt từ năm 1966, nhớ lại: Đà
Lạt lúc đó là một thành phố nhỏ - một tiểu Paris chìm trong sương mù,
trong ngàn thông reo và cái lạnh gai gai da thịt.
Tuổi thanh xuân của ông đã bắt đầu ở nơi này khi công danh sự nghiệp chưa có gì, chỉ có đầy ắp những mộng mơ tuổi trẻ. Ông bảo, khí chất của Đà Lạt làm cho con người ta hiền hòa hơn, thơ hơn.
Đà Lạt ngày xưa của ông lão chạy xe ôm ở góc đường Lê Hồng Phong – Trần Phú ùa về qua ánh mắt rưng rưng: “Tôi chỉ yêu Đà Lạt ngày xưa thôi”.
Ông kể hồi đó trời lạnh lắm, sương mù dày đến nỗi nhìn mặt nhau cũng khó, đôi lúc ngay đầu rãnh mái tôn giọt nước còn bị đóng băng.
Ông thường đi tha thẩn vào sớm tinh sương để ngắm nhìn những ngôi biệt thự khuất sau những gốc thông, rất huyền ảo và… xa xỉ.
Bây giờ, ông vẫn nhìn về hướng những ngôi biệt thự ít ỏi còn sót lại nhưng ông bảo, không làm sao tìm lại được “mùi vị” của ngày xưa. Có lẽ do sự biến mất của lớp sương huyền ảo và những gốc thông xù xì mà ông từng tựa lưng.
Không nói nhiều về tình yêu Đà Lạt, người con của đồng bằng sông Cửu Long Lưu Vĩnh Phước chỉ cho biết rằng từ năm 9 tuổi, ông đã theo cha – vốn bị “hớp hồn” trong một lần lên Đà Lạt nghỉ mát – đến mảnh đất này và không thể ở chỗ nào khác nữa dù đã vài lần khăn gói bỏ đi, rốt cục cũng trở về Đà Lạt vì quay quắt nhớ những sớm mù sương ở nơi này. Ông cười đưa ngón tay lên, kêu: “Đà Lạt là số một!”.
Tuổi thanh xuân của ông đã bắt đầu ở nơi này khi công danh sự nghiệp chưa có gì, chỉ có đầy ắp những mộng mơ tuổi trẻ. Ông bảo, khí chất của Đà Lạt làm cho con người ta hiền hòa hơn, thơ hơn.
Đà Lạt ngày xưa của ông lão chạy xe ôm ở góc đường Lê Hồng Phong – Trần Phú ùa về qua ánh mắt rưng rưng: “Tôi chỉ yêu Đà Lạt ngày xưa thôi”.
Ông kể hồi đó trời lạnh lắm, sương mù dày đến nỗi nhìn mặt nhau cũng khó, đôi lúc ngay đầu rãnh mái tôn giọt nước còn bị đóng băng.
Ông thường đi tha thẩn vào sớm tinh sương để ngắm nhìn những ngôi biệt thự khuất sau những gốc thông, rất huyền ảo và… xa xỉ.
Bây giờ, ông vẫn nhìn về hướng những ngôi biệt thự ít ỏi còn sót lại nhưng ông bảo, không làm sao tìm lại được “mùi vị” của ngày xưa. Có lẽ do sự biến mất của lớp sương huyền ảo và những gốc thông xù xì mà ông từng tựa lưng.
Không nói nhiều về tình yêu Đà Lạt, người con của đồng bằng sông Cửu Long Lưu Vĩnh Phước chỉ cho biết rằng từ năm 9 tuổi, ông đã theo cha – vốn bị “hớp hồn” trong một lần lên Đà Lạt nghỉ mát – đến mảnh đất này và không thể ở chỗ nào khác nữa dù đã vài lần khăn gói bỏ đi, rốt cục cũng trở về Đà Lạt vì quay quắt nhớ những sớm mù sương ở nơi này. Ông cười đưa ngón tay lên, kêu: “Đà Lạt là số một!”.
... và một Đà Lạt "xấu xí"
Đà Lạt phát triển. Phình to. Hiện đại, nhưng chỏi lỏi với
những gì đang có. Họa sĩ Vi Quốc Hiệp – người yêu Đà Lạt đến từng ngọn
cỏ, ngọn thông – than rằng, Đà Lạt đang “đi” nhanh quá, không hợp với Đà
Lạt chút nào. Đà Lạt thay cái áo màu xanh của rừng thông thành cái áo
đủ màu bê tông sắt thép.
Những người yêu Đà Lạt nhất lại là những người chê Đà Lạt nhất. Chê. Đau. Và bất lực. Ông T.N.Thắng, gia đình có 40 năm làm nghề bán báo ở khu Hòa Bình, bảo ngay cả cỏ trong Đồi Cù bây giờ cũng không đẹp, không xanh mướt như cỏ ngày xưa.
Ông quả quyết cỏ ngày xưa có 3 màu, lúc mưa xuống cỏ xanh màu mạ non, một thời gian sau cỏ chuyển màu xanh sẫm, khi cỏ ra đọt non chuyển sang màu tím phơn phớt.
Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương cho rằng những dãy nhà dân tự xây kiến trúc rất chắp vá, không đồng bộ. Ông ví von, kiến trúc ở Đà Lạt giẫm từ cái sai này sang cái sai kia. Những khoảng trống bất kiến tạo đáng lẽ phải được để dành, nay lại bị tận dụng triệt để.
Nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh lại cho rằng nhà ống nhà hộp có lợi thế tận dụng được quỹ đất nhưng chính sự trộn lẫn loại nhà này trong khu quy hoạch cũ đã làm Đà Lạt biến dạng.
Cái lạnh vẫn còn nhưng cái ôn hòa đã mất. “Khí hậu Đà Lạt vốn được ca tụng là mùa thu bất tận, nhưng bây giờ là mùa gì không biết”, ông Thắng than phiền.
Khí hậu “đỏng đảnh” đã làm một lão nông như ông Quỳnh đôi lúc cũng phải… bó tay vì đoán trật lất thời điểm cây ra hoa.
Ông lắc đầu: “Thời tiết thất thường làm cây ra hoa bất thường theo, có năm nở rộ có năm chỉ trổ lác đác, hồi xưa chỉ che lưới 50% nhưng giờ phải che lưới lên 70% mà vẫn còn sáng quá”. Ông bảo rằng bây giờ nhiều người cũng như ông, chỉ mặc áo lạnh theo thói quen từ xưa chứ không hẳn vì lạnh.
Trước đây, nói đến chuyện gắn máy điều hòa hoặc quạt máy ở Đà Lạt chẳng khác nào bị “hâm” nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác.
Cách đây vài tháng, ông Thắng phải “rinh” về cái quạt máy để mỗi trưa cả nhà quây quần ăn cơm đem ra quạt cho đỡ nóng.
Lạ hơn là trường hợp nhà ông Phước (số 8 Phù Đổng Thiên Vương) đã được gắn quạt trần từ hồi năm 1998, ông bảo trời nóng mới gắn!
Quạt máy cũng hiện diện trong rất nhiều hàng quán ở Đà Lạt. Ít thì một cái, nhiều thì ba cái. Thậm chí, một số khách sạn lớn đã bắt đầu gắn máy lạnh để “phòng hờ” như khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt, Bệnh viện Hoàn Mỹ…
Những người yêu Đà Lạt nhất lại là những người chê Đà Lạt nhất. Chê. Đau. Và bất lực. Ông T.N.Thắng, gia đình có 40 năm làm nghề bán báo ở khu Hòa Bình, bảo ngay cả cỏ trong Đồi Cù bây giờ cũng không đẹp, không xanh mướt như cỏ ngày xưa.
Ông quả quyết cỏ ngày xưa có 3 màu, lúc mưa xuống cỏ xanh màu mạ non, một thời gian sau cỏ chuyển màu xanh sẫm, khi cỏ ra đọt non chuyển sang màu tím phơn phớt.
Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương cho rằng những dãy nhà dân tự xây kiến trúc rất chắp vá, không đồng bộ. Ông ví von, kiến trúc ở Đà Lạt giẫm từ cái sai này sang cái sai kia. Những khoảng trống bất kiến tạo đáng lẽ phải được để dành, nay lại bị tận dụng triệt để.
Nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh lại cho rằng nhà ống nhà hộp có lợi thế tận dụng được quỹ đất nhưng chính sự trộn lẫn loại nhà này trong khu quy hoạch cũ đã làm Đà Lạt biến dạng.
Cái lạnh vẫn còn nhưng cái ôn hòa đã mất. “Khí hậu Đà Lạt vốn được ca tụng là mùa thu bất tận, nhưng bây giờ là mùa gì không biết”, ông Thắng than phiền.
Khí hậu “đỏng đảnh” đã làm một lão nông như ông Quỳnh đôi lúc cũng phải… bó tay vì đoán trật lất thời điểm cây ra hoa.
Ông lắc đầu: “Thời tiết thất thường làm cây ra hoa bất thường theo, có năm nở rộ có năm chỉ trổ lác đác, hồi xưa chỉ che lưới 50% nhưng giờ phải che lưới lên 70% mà vẫn còn sáng quá”. Ông bảo rằng bây giờ nhiều người cũng như ông, chỉ mặc áo lạnh theo thói quen từ xưa chứ không hẳn vì lạnh.
Trước đây, nói đến chuyện gắn máy điều hòa hoặc quạt máy ở Đà Lạt chẳng khác nào bị “hâm” nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác.
Cách đây vài tháng, ông Thắng phải “rinh” về cái quạt máy để mỗi trưa cả nhà quây quần ăn cơm đem ra quạt cho đỡ nóng.
Lạ hơn là trường hợp nhà ông Phước (số 8 Phù Đổng Thiên Vương) đã được gắn quạt trần từ hồi năm 1998, ông bảo trời nóng mới gắn!
Quạt máy cũng hiện diện trong rất nhiều hàng quán ở Đà Lạt. Ít thì một cái, nhiều thì ba cái. Thậm chí, một số khách sạn lớn đã bắt đầu gắn máy lạnh để “phòng hờ” như khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt, Bệnh viện Hoàn Mỹ…
sẽ ra đi như một cuộc tình
Rõ ràng Đà Lạt đang đi theo quy trình ngược, những chuyện rất
lạ đã trở thành quen, còn những chuyện quen đã trở thành lạ. Sương mù
và thông là hai thứ đặc trưng của Đà Lạt, vậy mà cũng sắp trở thành
“hàng hiếm” vì sương mù lâu lâu mới có một đợt, còn thông ở trong nội ô
thì cứ biến mất từng ngày, một phần vì bị đốn hạ, một phần bỗng dưng lăn
ra chết!
Đà Lạt mất thông là mất đi một nửa hồn. Đà Lạt mất sương mù là mất đi nửa hồn còn lại. Liệu Đà Lạt sẽ ra sao khi chỉ còn là cái xác không hồn mà cũng không hoàn toàn lành lặn? Nói như ông thợ chụp ảnh Trần Ngọc Vinh: “Đà Lạt rồi sẽ ra đi như một cuộc tình”!
Đà Lạt mất thông là mất đi một nửa hồn. Đà Lạt mất sương mù là mất đi nửa hồn còn lại. Liệu Đà Lạt sẽ ra sao khi chỉ còn là cái xác không hồn mà cũng không hoàn toàn lành lặn? Nói như ông thợ chụp ảnh Trần Ngọc Vinh: “Đà Lạt rồi sẽ ra đi như một cuộc tình”!
---------------------------------
nguồn: dalatdauyeu.org
hình ảnh những nữ sinh Đà Lạt xưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét