Tôi hoàn toàn tán đồng những phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng trong bài phỏng vấn nầy.
Nhà báo - Nhân sĩ HỒ NGỌC NHUẬN
Ủy viên Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
Phó Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ quốc
Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
|
Như
về việc công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân. Không công nhận
tức là phủ nhận công lao của người dân, đặc biệt của nông dân, đời đời
đổ xương máu để xây dựng và bảo vệ từng tấc đất và cả đất nước nầy.
Không công nhận quyến sở hữu đất đai của người dân tức là tự tay phá đổ
cái gọi là “liên minh công nông” nền tảng của chính mình, thẳng thừng
hất cẳng những người có công lao cống hiến nhiều nhất cho đất nước, phản
lại lời hứa khi kêu gọi kháng chiến giành độc lập. Có độc lập là có tự
do, có độc lập là người cày có ruộng, người ta từng nói như thế. Nhưng
tự do lâu nay chỉ là một chiều, còn người cày thì “mất ruộng”, không có
quyền sở hữu ruộng đất do ông cha mình cày sâu cuốc bẫm để lại và chính
mình vun xới, phải để cho nhà nước quản lý, tức “úp bộ” tất cả. Ai mà
không biết cái gọi là “nhà nước quản lý” là như thế nào ở cái đất nước
nầy, tức là làm chủ tất. Mà là một thứ làm chủ độc quyền, độc đoán, với
một bộ máy quan liêu và tham nhũng nhất. Bởi ở đây là một đất nước có
“chế độ là một”. Tất cả các tổ chức định chế chánh trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa, an ninh, quốc phòng, chánh phủ, quốc hội, tòa án, công an…
chung quy chỉ là một. Trong tay một đảng duy nhất mà ngất ngưỡng trên
chót vót là một Bộ chánh trị với một ông Tổng bí thư do chính các ông bà
đảng viên tự bợ lên, hết đời nầy sang đời khác.
Với
một chế độ “là một” như vậy thì bao nhiêu của cải, lợi quyền… cũng phải
“thuộc về tay mình” mà thôi. Đến mấy cái hội làng, hội đình, hội miễu,
hôi chơi chim chơi cá… cũng phải lọt vô tay họ nắm chóp hết, nói chi
đến hội nông dân hay công đoàn. Nhiều đảng viên từ lâu đã từng nửa úp
nửa mở tự thán, hoặc tự hào, rằng đây chính là “đảng chủ” chớ không hề
là dân chủ. Chớ dân chủ cái kiểu gì mà dân không hề biết đến đại biểu
quốc hội, cả khi bị giựt mất khúc ruột của mình là ruộng đất, đại biểu
quốc hội không hề biết đến dân, chỉ cần biết đảng.
Ông Lê Hiếu Đằng
|
Như
về đại nạn dân TQ tràn lan khắp nước thì thật đáng sợ… Nhất là ở những
vùng có khai thác các loại khoáng sản. Công nhân TQ, doanh nhân TQ đi
đâu cũng đụng. Họ còn lấy vợ đẻ con đầy đống. Lên máy bay, vô quán ăn,
xuống biển, lên núi đâu đâu cũng nhơn nhơn cặp kè nhơ nhởn lắm… Gần đây
thì tràn xuống các vựa cây trái, vựa cá, vựa tôm… ở miền Nam, miền Tây.
Để vét cạn, phá hoại cho bẳng hết các tài nguyên ở đây. Như một thứ giặc
với nhiều binh chủng mà nhà cầm quyền không thấy , không hay, khi đến
cũng như khi đi, thì nói thế nào nếu không là có người chủ trương mở
cửa cho họ vô….
Về câu hỏi chót, phóng viên hỏi ông Lê Hiếu Đằng “có được nhiều người trong Đảng CSVN đồng tình” hay không? Và ông Đằng đã trả lời: “Vấn
đề chính là vấn đề tồn vong của đất nước, đặt lợi ích của dân tộc lên
trên. Mình có thể hy sinh hay gặp rắc rối. Nhiều người cũng khuyên tôi
nhưng tôi nói vấn đề là sự tồn vong của đất nước…”. “Nhiều
người cũng khuyên”, có nghĩa là nhiều người cũng thấy, cũng nghĩ như
ông Lê Hiếu Đằng, nhưng còn vì một lý do nào đó mà chưa lên tiếng. Có
thể là còn sợ, mà sợ nhất là sợ bị mất đi một tiếng nói can đảm của dân …
Nhưng tức nước vỡ bờ, Nhân dân Việt Nam đã có truyền thống yêu nước,
lâu đời chống giặc ngoại xâm và đủ thứ giặc khác. Mà không tiếc xương
máu. Ở trong Đảng, trước ông Đằng, dù bị trù dập, người ta đã từng thấy
có hơn một người không chịu ngồi im, không chịu đồng lõa. Cùng với ông
Đằng cũng đã có nhiều người lên tiếng, và cả hành động, cách nầy cách
khác. Và sau ông Đằng, chắc chắn không chỉ có một làn sóng, mà nhiều làn
song, tùy theo thái độ và hành động của những người có trách nhiệm. Trước khi là người CS họ là người VN. Họ phải thương nước VN,
thương dân VN. Nếu họ lập đảng, vô đảng thật sự vì dân vì nước, thì họ
phải đặt quyền lợi của dân của nước lên trên lợi ích cá nhân, phe nhóm.
Trước hết và ít nhất là có tiếng nói vì sự tồn vong của đất nước, dân
tộc./.
Hồ ngọc Nhuận
6/2012
Ông Lê Hiếu Đằng: Sự tồn vong của đất nước là quan trọng
Từ
ngày 13 đến ngày 16 tháng 6, Quốc hội Việt Nam khóa 13, kỳ họp 3 sẽ
tiến hành chất vấn một vị phó thủ tướng và bốn bộ trưởng trong đó có bộ
trưởng Tài nguyên Môi trường.
Trước
thềm cuộc chất vấn, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ một số vấn đề được
quan tâm với Quỳnh Chi. Ông cho biết Nhà nước cần công nhận quyền sở hữu
đất đai của người dân và giải thích như sau:
Luật đất đai có quy định nếu là những dự án kinh tế là phải để người dân thương lượng trực tiếp. Nếu không có công lao động của người dân thì làm sao đất đai có giá trị sử dụng? Nó sẽ mãi là những bãi hoang thì làm sao Nhà nước lại nói là của Nhà nước? Đó là một kẽ hở lớn để những thành phần tiêu cực trong Đảng và chính quyền tước đoạt đất đai của người dân.
Quỳnh Chi: Nhiều người cho rằng việc áp dụng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng chưa thông qua phúc quyết của người dân là mấu chốt dẫn đến mâu thuẩn về đất đai. Ý kiến của ông ra sao?
Quỳnh Chi: Vai trò lãnh đạo của Đảng ĐCSVN được hiểu như thế nào?
Công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân
Ông Lê Hiếu Đằng: Các nước khác đều công nhận về đất đai có 3 quyền sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Sở hữu cá nhân không có ngăn cản gì trong khi vì an ninh quốc phòng, Nhà nước có thể trưng thu. Khi công nhận quyền sở hữu của người dân thì dân có quyền trên mảnh đất của mình, thuận mua vừa bán; chứ không thể nói “sở hữu Nhà nước” rồi “anh” lại ra quyết định đền bù giải tỏa. Mà Nhà nước lại đứng về phía các đơn vị đầu tư chứ không để dân trực tiếp thương lượng.Luật đất đai có quy định nếu là những dự án kinh tế là phải để người dân thương lượng trực tiếp. Nếu không có công lao động của người dân thì làm sao đất đai có giá trị sử dụng? Nó sẽ mãi là những bãi hoang thì làm sao Nhà nước lại nói là của Nhà nước? Đó là một kẽ hở lớn để những thành phần tiêu cực trong Đảng và chính quyền tước đoạt đất đai của người dân.
Quỳnh Chi: Nhiều người cho rằng việc áp dụng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng chưa thông qua phúc quyết của người dân là mấu chốt dẫn đến mâu thuẩn về đất đai. Ý kiến của ông ra sao?
Sở hữu cá nhân không có ngăn cản gì trong khi vì an ninh quốc phòng, Nhà nước có thể trưng thu. Khi công nhận quyền sở hữu của người dân thì dân có quyền trên mảnh đất của mình, thuận mua vừa bán; chứ không thể nói “sở hữu Nhà nước” rồi “anh” lại ra quyết định đền bù giải tỏa. Mà Nhà nước lại đứng về phía các đơn vị đầu tư...Ông Lê Hiếu Đằng: Lẽ ra phải để cho người dân, chuyên gia và trí thức thảo luận rốt ráo về vấn đề sở hữu đất đai để thay đổi hiến pháp và luật đất đai. Rồi sau đó Đảng mới quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình trước dân và lịch sử. Việc chưa thảo luận mà quyết định phản ảnh tình trạng mất dân chủ hết sức nghiêm trọng, phản ảnh một nhà nước toàn trị chứ không phải pháp quyền. Lấy ý Đảng để chụp lên ý dân mà trong lịch sử đã nhiều lần chứng minh ý Đảng là sai. Chẳng hạn trước đêm đổi mới là biết bao chuyện xảy ra khiến người dân bức bách, xé rào để làm. Và sau này Nhà nước phải công nhận.Ông Lê Hiếu Đằng
Quỳnh Chi: Vai trò lãnh đạo của Đảng ĐCSVN được hiểu như thế nào?
Ông Lê Hiếu Đằng: Đảng
lãnh đạo là gì? Là phải thấy trước, chứ không phải chạy theo sự kiện
một cách bị động. Riêng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước phải xem xét lại
vấn đề đất đai chứ không nên vì nghị quyết TƯ 5 mà cứ khư khư giữ quan
điểm đất đai của toàn dân.
Quỳnh Chi: Tại
hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XI diễn ra giữa tháng 5,
BCH Trung ương Đảng CSVN thống nhất về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị. Ông có
cho rằng giải pháp này hiệu quả?
Ông Lê Hiếu Đằng: Nếu chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập thì làm sao chống? Tòa án đâu có độc lập mà xét xử? Ai sẽ xét xử Thủ tướng, Tổng bí thư và các nhân vật cấp cao? Còn vấn đề phê bình và tự phê bình thì không hiệu quả nữa. Tôi vẫn hay hỏi là trong bộ ai dám phê bình Thủ tướng hay Chủ tịch nước? Bây giờ phải dựa vào pháp luật, dựa vào dân. Dù “anh” có thay đổi tổ chức phòng chống tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng thì nếu anh không thực sự chống tham nhũng thì cũng không thể nào chống tham nhũng.
Quỳnh Chi: Trước tình trạng tràn lan người Trung Quốc tại Việt Nam nhất là những vùng nhạy cảm của đất nước, ông có nhận xét thế nào?
Ông Lê Hiếu Đằng: Quản lý Nhà nước tôi thấy buồn cười là người Trung Quốc đến làm bè để nuôi cá rồi sau đó rút đi mà cũng không ai biết. Theo chủ trương hiện nay, người đứng đầu Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Nhất là việc Trung Quốc đi vào Việt Nam từ vùng rừng núi cho đến Cà Mau, rồi bây giờ đến Cam Ranh thì nguy cơ độc lập dân tộc bị đe dọa hết sức lớn.
Quỳnh Chi: Trong những vấn đề mà đất nước đang đối mặt thì vấn đề nào theo ông là quan trọng nhất?
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi cho là vấn đề đất đai là quan trọng nhất vì nó liên quan đến vấn đề thiết thân của người dân. Nông dân là một lực lượng có công với đất nước. Những gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ đều là những gia đình nông dân. Bộ đội hy sinh cũng là nông dân, rồi hy sinh, rồi bây giờ những gia đình ấy lại bị cướp đất như ở Văn Giang, Nam Định. Nếu “đụng” đến lực lượng này thì sẽ có nguy cơ bùng nổ những việc phức tạp.
Ông Lê Hiếu Đằng: Vấn đề chính là vấn đề tồn vong của đất nước, đặt lợi ích của dân tộc lên trên. Mình có thể hy sinh hay gặp rắc rối. Nhiều người cũng khuyên tôi nhưng tôi nói vấn đề là sự tồn vong của đất nước; không thể để cho những người không có trách nhiệm hoặc vì lợi ích phe nhóm mà làm đất nước đi đến chỗ xấu. Như thế sẽ làm mất đi ý nghĩa của sự hy sinh xương máu đồng bào hai miền.
Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
Ông Lê Hiếu Đằng: Nếu chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập thì làm sao chống? Tòa án đâu có độc lập mà xét xử? Ai sẽ xét xử Thủ tướng, Tổng bí thư và các nhân vật cấp cao? Còn vấn đề phê bình và tự phê bình thì không hiệu quả nữa. Tôi vẫn hay hỏi là trong bộ ai dám phê bình Thủ tướng hay Chủ tịch nước? Bây giờ phải dựa vào pháp luật, dựa vào dân. Dù “anh” có thay đổi tổ chức phòng chống tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng thì nếu anh không thực sự chống tham nhũng thì cũng không thể nào chống tham nhũng.
Nếu chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập thì làm sao chống? Tòa án đâu có độc lập mà xét xử? Ai sẽ xét xử Thủ tướng, Tổng bí thư và các nhân vật cấp cao? Còn vấn đề phê bình và tự phê bình thì không hiệu quả nữa. Tôi vẫn hay hỏi là trong bộ ai dám phê bình Thủ tướng hay Chủ tịch nước?Ông Lê Hiếu Đằng
Nói một đàng làm một nẻo
Quỳnh Chi: Trước tình trạng tràn lan người Trung Quốc tại Việt Nam nhất là những vùng nhạy cảm của đất nước, ông có nhận xét thế nào?
Ông Lê Hiếu Đằng: Quản lý Nhà nước tôi thấy buồn cười là người Trung Quốc đến làm bè để nuôi cá rồi sau đó rút đi mà cũng không ai biết. Theo chủ trương hiện nay, người đứng đầu Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Nhất là việc Trung Quốc đi vào Việt Nam từ vùng rừng núi cho đến Cà Mau, rồi bây giờ đến Cam Ranh thì nguy cơ độc lập dân tộc bị đe dọa hết sức lớn.
Quản lý Nhà nước tôi thấy buồn cười là người Trung Quốc đến làm bè để nuôi cá rồi sau đó rút đi mà cũng không ai biết. Theo chủ trương hiện nay, người đứng đầu Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Nhất là việc Trung Quốc đi vào Việt Nam từ vùng rừng núi cho đến Cà Mau, rồi bây giờ đến Cam Ranh thì nguy cơ độc lập dân tộc bị đe dọa hết sức lớnDân rất lo nhưng các vị lãnh đạo có lo không? Bởi trong lực lượng Trung Quốc vào Việt Nam có bao nhiêu là dân sự? bao nhiêu quân sự? tình báo? Những việc này phải kiểm điểm một cách nghiêm túc, nhất là bộ Quốc phòng, bộ Công an.Trong khi dân biểu tình yêu nước thì lại đàn áp còn những việc đó thì không để ý.Ông Lê Hiếu Đằng
Quỳnh Chi: Trong những vấn đề mà đất nước đang đối mặt thì vấn đề nào theo ông là quan trọng nhất?
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi cho là vấn đề đất đai là quan trọng nhất vì nó liên quan đến vấn đề thiết thân của người dân. Nông dân là một lực lượng có công với đất nước. Những gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ đều là những gia đình nông dân. Bộ đội hy sinh cũng là nông dân, rồi hy sinh, rồi bây giờ những gia đình ấy lại bị cướp đất như ở Văn Giang, Nam Định. Nếu “đụng” đến lực lượng này thì sẽ có nguy cơ bùng nổ những việc phức tạp.
Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi...Quỳnh Chi: Xin hỏi ông câu cuối là những chia sẻ này của ông có được nhiều người trong Đảng CSVN đồng tình?Ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng: Vấn đề chính là vấn đề tồn vong của đất nước, đặt lợi ích của dân tộc lên trên. Mình có thể hy sinh hay gặp rắc rối. Nhiều người cũng khuyên tôi nhưng tôi nói vấn đề là sự tồn vong của đất nước; không thể để cho những người không có trách nhiệm hoặc vì lợi ích phe nhóm mà làm đất nước đi đến chỗ xấu. Như thế sẽ làm mất đi ý nghĩa của sự hy sinh xương máu đồng bào hai miền.
Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
--------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét