KỲ 39
Sau “Xung đột”, Nguyễn Khải viết tiếp tiểu thuyết khác, khá nổi tiếng cũng về
thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp: “Chủ tịch huyện”.
Mặc
dầu tựa là “ hủ tịch huyện” nhưng ở đầu ca ngợi hết lời “Chủ tịch xã”.
Đó là “chủ tịch xã trẻ và tính toán giỏi nhất huyện… Con người tài giỏi
đã bắt đầu nghĩ: vắng tôi mọi việc đều không ra gì…”.
Vậy
Chủ tịch xã đó thực sự “tài giỏi “ ra sao? Trước hết ông ta xắn quần lội ruộng
để kiểm tra và một lần bắt gặp “hai sào ở đồng Con Cú của đội hai, cày còn
dối lắm, chỉ vài xá vòng quanh”, lập tức Chủ tịch xộc ngay đến nhà ông Chủ
nhiệm hợp tác xã để vạch tội. Ông Chủ nhiệm lại cho gọi thợ cầy đến. Anh này
đành phải thú nhận cày dối làm mọi người phục lăn Chủ tịch xã đi
sâu đi sát.
Lần
khác, Chủ tịch xã sau 3 tháng nằm viện về, nghe tin mức bán thóc thuế nghĩa vụ của
hợp tác xã còn thấp, lập tức cùng kế toán lặn lội tới từng hợp tác xã tính toán
lại thu nhập và quả nhiên họ đều phải nâng cao mức bán thóc nghĩa vụ cho Nhà
nước.
Cũng
trong thời gian ông Chủ tịch xã nằm viện, ở nhà ông Phó Chủ tịch đã “ngã giá
mua năm gian nhà ngói của ông Cẩm với giá bốn nghìn đồng để rỡ ra làm trường
học”. Chủ tịch xã đi viện trở về nhất định không chịu và quyết định chỉ mua
với giá… hai nghìn đồng mà gia chủ cũng đành phải bán.
Một
lần chủ nhiệm hợp tác xã An Lạc Hạ “lên xin ủy ban cho phép mổ con lợn năm chục
cân lấy thịt cho xã viên ăn”. Mặc dầu ông Phó Chủ tịch đã đồng ý, nhưng
ông Chủ tịch xã đi công tác về khăng khăng không cho mổ vì “mổ rồi,
nuốt vào bụng rồi mà không thu được đủ phiếu thì cũng đến cười xòa với
nhau…”. Vậy có nghĩa là muốn mổ lợn, ông Chủ nhiệm phải duyệt “phương án
ăn chia" cái đã.
Một
lần khác, ông Trưởng phòng lương thực xuống xã đề nghị ký hợp đồng xay thóc kho.
Một lần nữa ông Chủ tịch xã trẻ tuổi lại tỏ ra xuất sắc vì biết tính toán tới
cả “chín xu một cân điện, vị chi là chín hào. Lại còn tiền dầu luyn. Ba
ngày phải thay một lần dây cu-roa bốn mét, mỗi mét mười hai đồng. Lời
lãi đâu mà nhiều…”. Mặc dầu “tài năng tính toán" của ông Chủ tịch xã chỉ
có “nhiêu đó”, nhưng ông Chủ tịch huyện đã như mở cờ trong bụng: "Đấy! Cán
bộ xã của huyện này như thế đấy! Thật là hiện đại nhé! Mặc dù máy xay chưa về
đến xã, mà hắn ta đã biết lui tới như một ông Giám đốc thực thụ vậy…”.
Ngày
nay coi lại chân dung ông Chủ tịch xã được coi là xuất sắc, tài giỏi người đọc phải
phì cười. Hóa ra tài năng ông đứng đầu chính quyền xã chỉ là đi xét nét thợ
cày, tính toán sao bóc lột dân nhiều hơn, duyệt cho hợp tác xã mổ trâu,
tính toán giá công xay thóc… Nếu chỉ bằng vào những khả năng đó thì trình độ
ông Chủ tịch xã “xuất sắc và tài giỏi” chỉ ngang với anh nông dân hạng
bét. Người ta không thấy mảy may ý thức đứng đầu chính quyền một xã để có ý
tưởng mới trong sản xuất, trong việc thực thi pháp luật mà chỉ loanh
quanh việc vụn vặt, con cá lá rau bất kỳ anh nhà quê ngớ ngẩn nào cũng làm tốt.
Chân dung “chủ tịch xã” đã méo mó vậy, còn Chủ tịch huyện ra sao? Đó mới là phần
chính trong tiểu thuyết “Chủ tịch huyện” của Nguyễn Khải.
Cái
“ông Chủ tịch huyện” này chắc phải là một anh “nhà quê” đặc sệt bởi lẽ:
"Buổi
sáng vừa ngủ dậy, ông Chủ tịch huyện hãy còn cầm trong tay chiếc bàn chải đánh
răng đã có thể gọi phóng lên dãy nhà trên: "Các cậu ở nông lâm ơi, sáng nay
An Trạch nó gieo đay thí nghiệm đấy đã cử người xuống chưa?".
Quan
đầu huyện làm việc theo kiểu “xó bếp” vậy, đủ hiểu cái công việc ở Ủy ban "tẹp nhẹp" và “tạp pí lù” chừng nào. Thời đó chưa có dự án, chưa có vốn ODA, WB, chưa có
nước ngoài đầu tư… nên các cấp chính quyền trong huyện, ngay cả ông Chủ
tịch cũng chẳng có gì “ăn phần trăm”, “rút ruột công trình”, cướp đất của dân
chia chác … Bởi thế trụ sở Ủy ban huyện chưa nguy nga, bề thế như hiện nay mà
chỉ là cái nhà dài, tập thể, ở đó “người ta sống như trong một gia đình”.
Đó là “một dãy nhà ngang thấp tối ở khuất hẳn phía trong, vẫn lợp rạ, trát
vách... Gian đầu là chỗ ở của Chủ tịch huyện, gian thứ hai là chỗ ở của Chánh văn
phòng Ủy ban và anh thư ký đánh máy, gian thứ ba là của bà nấu cơm và chị
phụ trách lớp mẫu giáo, vỡ lòng trong toàn huyện, còn hai gian ngoài cũng giành
riêng cho gia đình bà Phó Chủ tịch huyện…”.
Thật
không thể tưởng tượng nổi một ông quan đầu huyện lại ăn ở kiểu “lán trại”
như công nhân trên công trường:
“Ông Chủ tịch nằm duỗi thẳng trên giường, cảm thấy rất rõ rệt các đầu xương đang
rời ra vừa khoan khoái, vừa mỏi mệt. Nhạn, chánh văn phòng ủy ban đã ngáy đều
đều bên kia vách tường. Khi Nhạn thôi ngáy một lúc nào đó lại đến tiếng nghiến
răng của bà nấu cơm ở buồng bên kia nữa…”.
Ủy ban huyện “ăn ở” lùi sùi và bệ rạc vậy trách gì công việc hàng ngày của ông Chủ
tịch huyện chỉ toàn chuyện “bếp núc”. Trước hết ông làm việc không có giờ giấc gì
hết:
“Ở huyện người ta không thể làm việc đúng giờ giấc được, và cũng khó có
thể chủ động dành một khoảng thời gian hoàn toàn cho riêng mình, kể cả khi anh
ốm nhưng không đi nằm bệnh viện, anh về nhà vui chơi với vợ con hoặc ngay sau
khi anh đang ngủ say sưa sau một ngày làm việc mệt".
Vậy
nhưng công việc Chủ tịch huyện gồm những gì mà phải làm việc suốt 24/ 24 vậy?
Hóa ra chẳng có gì ghê gớm, toàn những việc hành chính, lặt vặt. Trước hết một
ngày ông phải “ký hàng trăm tờ công văn (tuy chính người ký cũng không thể
biết hết nội dung của nó) vì huyện có những hăm nhăm xã và hăm hai phòng,
ngành, mặc dầu các phòng ngành đều ăn chung một bếp, ra vào đều chạm mặt nhau
nhưng vẫn cứ phải đọc công văn của nhau”.
Công
văn gì mà lắm thế, thì đại loại toàn những chuyện “gieo đay của các xã",
“tình hình đào đắp của các đội thủy lợi và số mét phải hoàn thành”,"tình hình
dồn ấp trại về làng để khoanh vùng cơ giới...”.
Ta
hãy coi công việc hàng ngày của Chủ tịch huyện. Trước hết một ông chủ nhiệm hợp tác
xã trồng đay đến kiện anh phụ trách chi điếm ngân hàng huyện không cho
vay tiền. Anh này bị ông chủ nhiệm tố cáo nhận ba sào đất của ông chủ nhiệm
khác nên cho vay dễ dàng còn ông không có gì lót tay nên bị gây khó dễ. Thế là
ông Chủ tịch huyện chẳng biết nếp tẻ ra sao, chẳng “điều tra điều nghiên”
gì ra ngay cái lệnh cách chức anh ngân hàng dễ dàng như ông bố trong nhà
phạt con cái. Rồi đến cuối buổi có một ông lão chạy vào Ủy ban đề nghị ông Chủ
tịch huyện can thiệp để xe ô tô khách chở cho “mấy chục cân rau của hợp tác
xã đưa lên cho anh em trên công trường, trên ấy hiếm rau lắm…”. Tất nhiên
là ông Chủ tịch huyện tức khắc chạy ra bến xe ra lệnh cho nhà xe phải chở cả
ông lão với bao tải rau của ông.
Đại
khái công việc hàng ngày của ông Chủ tịch huyện toàn những việc chẳng ra ngô ra
khoai như vậy, chẳng cần tới hiểu biết về khoa học quản lý cũng như những kiến thức
tối thiểu về khoa học kỹ thuật. Cứ theo nội dung công việc của ông thì bất kỳ
anh nhà quê thất học nào cũng làm được “chủ tịch huyện”, miễn là nắm vững
đường lối chính sách của Nhà nước và tuyệt đối trung thành với Đảng.
Trong
“công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa” ở miền Bắc ngày xưa, đúng với bản chất nông
dân của cuộc cách mạng, ý thức lao động gân bắp được coi là “phẩm chất số một”
của việc đánh giá và đề bạt cán bộ. Bởi vậy người ta không lấy làm lạ vì
sao trong tiểu thuyết “Chủ tịch huyện” của Nguyễn Khải, các ông Chủ tịch
xã, Chủ tịch huyện và Bí thư tỉnh ủy ông nào ông nấy đều mở đầu việc lãnh đạo
nông dân bằng…"xắn quần móng lợn đi thăm đồng ruộng”.
“Ông
Quang, Bí thư tỉnh ủy, vừa đánh xe con xuống huyện đã lôi ngay ông Chủ tịch
huyện Hiệp lên xe, kéo nhau ra đồng coi tình hình sâu phá ngô ra sao? Và ông Bí thư chỉ thị cho ông Chủ tịch huyện cái việc
mà lẽ ra cấp xã cũng có thể quyết định được:
“Nơi
nào nhiều sâu quá nên bán chịu thuốc trừ sâu cho họ hoặc ứng một khoản
tiền nào đó cho họ vay mua thuốc. Chú ý đấy, không thì hỏng ăn cả…”.
Liền
đó ông Bí thư lại khuyến cáo ông Chủ tịch huyện nên đi thăm các cán bộ xã đội ở
25 xã trong huyện là vì “Khi họ mổ lợn, ăn cơm liên hoan mình không đến cũng
được, nhưng khi họ túng thiếu, ốm đau, gặp khó khăn thì phải tìm mọi cách
chia sẻ với người ta. Dân mình có câu: "lời chào cao hơn mâm cỗ” là có ý nghĩa
sâu sắc lắm. đấy…”.
Trong
một xã hội toàn bộ nông dân đều bị nhốt trong hợp tác xã với kỹ thuật canh tác lạc
hậu “con trâu đi trước, cái cày theo sau” từ ngàn năm trước thì đời sống con
người hết sức đơn giản – không du lịch, không tài sản, không luật sư, không phương
tiện di chuyển, không máy móc phục vụ sinh hoạt và giải trí, không cả hàng hóa
và chợ búa, con người chỉ nhăm nhăm lo sao cho “ăn đủ no, mặc đủ ấm” vậy
thôi; việc quản lý xã hội bởi thế mà trở nên hết sức đơn giản và dễ dàng. Nhà
nước công nông thực ra chỉ lo “quản lý" sao cho nông dân và công nhân đổ hết
lao động gân bắp ra để thu thóc và sản phẩm công nghiệp. Chính vì vậy ông “quan
đầu tỉnh” chẳng cần có đầu óc nảy sinh ý tưởng mới, chẳng cần có kiến thức khoa
học quản lý và khoa học kỹ thuật, ông chỉ “đòi hỏi được biết cái tình hình
thực, cái tình hình tự nhiên nhất, không bị tô vẽ, không bị che lấp bởi bất cứ
một thứ sắp xếp giả tạo nào". Cái tình hình thực đó thực ra rất đơn giản
xoay quanh có mỗi chuyện “nước, phân, cần, giống” mà bất kỳ một anh cán bộ cấp
xã nào cũng có thể điều hành được chẳng cần tới một ông “quan đầu tỉnh”. Bởi
vậy khi xuống huyện, ông bí thư tỉnh ủy “sẵn sàng kiếm ngay một cái buồng
riêng chui vào đó làm việc một mình như ở nhà, hoặc đọc báo hoặc ngủ một giấc
nếu như đêm trước anh không được ngủ….”.
Để
tô vẻ cho ông “bí thư tỉnh ủy” đi sâu đi sát quần chúng, ông nhà văn “bắt” ông
xộc cả vào phòng ngủ vợ chồng người ta, làm cái việc rất kỳ cục là dạy
chủ nhà… sắp xếp quần áo:
“Này,
đừng có thu dọn theo cái cách ấy. Anh hãy để thứ nào vào thứ ấy, đúng với cái
chỗ của nó, xem nào!”.
Miệng
nói, tay Quang (bí thư tỉnh ủy) đã giũ tung cái đống quần áo lẫn lộn cái bẩn,
cái sạch, cái khô, cái ướt, rồi lượm lại từng cái một: "cái này của chị ấy
thì để riêng ra, của chúng nó cũng xếp riêng ra. Cái quần này của cậu phải
không? Đã giặt chưa đấy? Thôi, chốc nữa đem giặt đi, đói cho sạch rách cho
thơm…”.
Ông
nhà văn cứ tưởng ca ngợi tính đi sâu đi sát quần chúng của ông Bí thư tỉnh ủy. Ngờ
đâu ngày nay đọc lại chỉ thấy tức cười vì… lố bịch.
KỲ 40
Chưa
hết, ông bí thư tỉnh ủy còn "thọc sâu” vào gia đình người ta:
“Đồng chí Bí thư tỉnh ủy liền tính toán với ông chủ gia đình về công việc của
từng đứa, buổi sáng chúng làm gì? Trưa chiều nên giao cho chúng những việc
gì? Rồi Quang bày cách thu dọn lại nơi ăn chốn ở, từ chỗ xếp quần áo, đến sách
vở, guốc dép, đồ dùng thức đựng trong gia đình…”.
Chẳng
rõ bà chủ nhà – tức vợ ông “bí thư xã” phản ứng sao khi chứng kiến thằng cha căng
chú kiết nhảy vào nơi riêng tư trong tổ ấm của chị, “xía vô” tới cả những việc
lẽ ra chỉ có vợ chồng chị biết. Ngược đời, thời đó người ta lại lấy làm
“vinh dự” và cảm động vì được "đồng chí bí thư tỉnh ủy” quan tâm, săn sóc. Văn
hóa ứng xử xã hội chủ nghĩa nặng mùi “nô lệ”, “tôi tớ” vậy đó. Người ta tự
tước bỏ quyền riêng tư trong gia đình khi được nhận ơn mưa móc của cấp
trên. Quả nhiên sau khi "dạy dỗ bảo ban” gia chủ chi li cặn kẽ, ông “bí thư
tỉnh ủy” liền lệnh cho ông Chủ tịch huyện trích quỹ cho ông này vay “hai
trăm mua một con nghé, chăn dắt một năm bán đi cũng được ba bốn trăm, có thêm
một khoản tiền…”.
Đảng
“lãnh đạo" ở cấp tỉnh là như thế đấy, nổi hứng lên một ông bí thư tỉnh ủy có quyền
tùy tiện móc công quỹ ra ban phát cho kẻ này kẻ khác bất chấp luật lệ tài chính
của Nhà nước. Xuống xã lần này, ông Bí thư tỉnh ủy cũng được chứng kiến
một ông Chủ tịch xã tham ô. Ông này lợi dụng chức vụ “viết giấy giới thiệu
lên huyện xin mua những... hai chục tạ phân đạm rồi bán ra ngoài theo giá tự do”
rồi thì “một năm trời làm ngơ cho thằng Kim ở Đại Lâm mổ lậu mười lăm con
lợn, mổ mỗi con lại mời ông chủ tịch một bữa chén, nếu không ăn thì hắn cho
con đưa sang một nửa cỗ lòng”. Rồi thì “chỉ riêng số gạo cứu đói cho
Du Lâm tháng ba năm ngoái, ông Chủ tịch cũng để riêng cho gia đình mình hơn
hai tạ…”.
Mua
bán chênh lệch hai tấn phân đạm, ăn của đút “nửa cỗ lòng heo”, “một bữa chén”, ăn
chặn hai tạ gạo… chỉ có thế thôi mà ông Chủ tịch xã vẫn phải đi tù. Đó là tình
hình tham nhũng vào những năm đầu thập kỷ 1970. Hơn 40 năm sau, tốc độ ăn cắp của cán bộ Đảng ta đã gia tăng đến khủng khiếp nếu ta tính được số tiền và của
cải bọn đầu sỏ VINASHIN, VINALINES và vô số các Tổng công ty khác moi móc của Nhà
nước. Từ “nửa cỗ lòng heo” ngày xưa đến biệt thự, trang trại ngày nay - cán bộ Đảng ta quả thực đã nhảy vọt một bước vĩ đại, có tính cách lịch sử nâng
nghề ăn cắp thành nghệ thuật, đưa tham nhũng trở thành một phần máu thịt trong
cơ thể “Đảng ta”.
Ông
bí thư xã nhận xét ông Chủ tịch xã tham ô “là một cán bộ đã được rèn
luyện, một con người tốt, có năng lực làm việc, sở dĩ mắc tội tham
ô là vì “những sai lầm của anh ấy chúng tôi biết cả, biết ngay từ đầu... Chỉ
vì trong Đảng ủy nể nả nhau quá, nhân nhượng nhau nhiều lần quá thành thử lỗi
nhỏ thành lỗi lớn…”.
Ông
Bí thư tỉnh ủy giở giọng cao đạo:
“Hoặc
là chúng ta phải nghĩ tới nhân dân, tới phong trào; hoặc là chúng ta chỉ lo
lắng cho riêng mình…”.
Ngày
nay các đồng chí “bí thư tỉnh ủy” chẳng còn nói năng theo kiểu “chống chủ
nghĩa cá nhân” thời “bác Hồ” được nữa, một vì "ngượng mồm",
hai sợ cấp dưới nó cười cho thối ruột.
Khác
với “Xung đột” còn có “mâu thuẫn địch – ta”, còn có chuyện đấu đá giữa "nhà nước”
và “nhà thờ” câu chuyện còn có chút hấp dẫn, ly kỳ, trong “Chủ tịch huyện”,
chỉ có quan hệ giữa cán bộ và xã viên, tức “mâu thuẫn nội bộ”, ít “gay cấn”, đấu đá “một mất một còn” nên chuyện nhàm chán, tẻ
nhạt. Để hấp dẫn độc giả, ông nhà văn tạo ra những “xung đột” tưởng ác
liệt mà thực chất là hòa hợp vui vẻ.
Nguyên
ở hợp tác xã Nam Hòa, “sau khi rỡ khoai mùa xong, có hai chục hộ gửi
đơn thẳng lên trung ương khiếu nại về đời sống khó khăn, thu hoạch quá thấp,
xin được ra ngoài làm ăn, nhưng vẫn “trung thành với Đảng, với chủ nghĩa xã hội”.
Thời
nay, bà con nông dân làm đơn khiếu kiện là chuyện thường ngày, nhưng thời đó – làm đơn lên thẳng trung ương xin ra hợp tác xã là chuyện tày trời,
kinh khủng, chắc do phản động xúi giục.
Bởi
vậy ngay lập tức, chủ nhiệm hợp tác xã triệu tập họp Ban quản trị và các hộ đã
nộp đơn xin ra khỏi hợp tác. Người đọc chờ đợi ông nhà văn qua sự kiện này vạch
mặt bọn cường hào mới ở nông thôn, ăn cắp tài sản hợp tác xã, chèn ép và bóc lột
sức lao động, đẩy người dân vào nghèo đói cùng cực khiến họ phải vùng dậy
phản kháng, qua đó chứng minh đường lối xây dựng hợp tác xã của Đảng là sai lầm
nghiêm trọng.
Lẽ
ra nhà văn trung thực phải làm được chuyện đó. Tiếc thay, ông Nguyễn Khải làm ngược
lại. Ông bôi xấu những người khiếu kiện, ông mô tả một trong những người đầu
đơn xin ra hợp tác đó lại là một tên “ăn mặc kỳ quái. Hắn ta khoác lên
người không phải cái áo mà là những mảnh giẻ, một cái quần không ra chùng,
không ra cộc vá víu hàng chục mụn, và cái thằng vô giáo dục đã không biết giữ
liêm sỉ, khi cái phần đáng lẽ ra phải giấu kín thì nó lại phơi bầy ra trước
mắt mọi người…”.
Ông
nhà văn đã dựng chân dung người phản kháng, xin ra khỏi hợp tác là một thằng lưu
manh, chày cối như vậy đấy. Tệ hại hơn nữa, hắn nghèo đói nhưng không phải do
hợp tác xã gây ra mà chính là do… cờ bạc. Ta hãy nghe bà chủ nhiệm kể tội hắn:
"Chúng
tôi còn có khuyết điểm là đã để anh thua bạc phải gán nợ hàng tạ thóc đến nỗi
vợ con anh phải đói. Lại không biết khuyên anh thôi rượu, thôi chè chén, thành
thử trong lưng anh bây giờ không còn lấy được vài đồng đong gạo cứu đói…”.
Nguyễn
Khải coi những kẻ làm mất trật tự trong hàng ngũ đó chẳng qua là đám
“giòi bọ”. Ông thừa nhận tuy có những người xin ra khỏi hợp tác xã nhưng
đó là bọn cờ bạc, lưu manh ở nông thôn chứ không phải nông dân làm ăn lương
thiện.
Để
chứng tỏ thêm chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng là đúng đắn, sáng suốt, Nguyễn
Khải “bịa” thêm một nhân vật xin ra hợp tác xã: lão Hóa – một nông
dân cách mạng nòi, đã từng đào hầm cứu sống Chủ tịch huyện hồi chống
Pháp. Ô hay, một hạt nhân tích cực của Đảng vậy sao xin ra hợp tác? Người ta
cứ tưởng nhà văn Nguyễn Khải phát hiện ra một “lỗ hổng” trong chính sách hợp
tác hóa buộc xã viên phải nộp đơn xin ra sẽ dẫn tới nguy cơ tan vỡ hợp tác xã.
Nhưng không phải vậy, ông nhà văn đã “làm động tác giả” để kích thích trí tò mò
độc giả, tăng phần hấp dẫn cho cuốn sách đó thôi.
Hóa
ra ông già Hóa và một số xã viên làm đơn xin ra khỏi hợp tác xã không phải vì “bất
mãn chế độ” mà ngược lại, chính là để đòi cán bộ hợp tác xã thực hiện đúng... chủ
trương chính sách Nhà nước.
Nguyên
vùng này có nhiều đất vườn có thể gieo trồng, chăn nuôi nhiều thứ, giá trị hơn
cả ruộng khiến “người ta có thể trao cho hợp tác xã tất cả đất ruộng
của mình, nhưng cốt tử phải giữ lấy mấy sào vườn…”. Bởi vậy xã viên chỉ
chăm chút vào mảnh vườn riêng lơ là ruộng chung. Rồi thì phân bón của hợp tác
xã cũng chạy vào mảnh vườn riêng.
Đứng
trước “mầm mống tư hữu” trổi dậy, ông lão Hóa và một số xã viên “tiên
tiến” đã đấu tranh với cán bộ đòi uốn nắn tư tưởng xã viên, yêu cầu họ phải coi
trọng ruộng đất chung trong hợp tác quan trọng hơn mảnh vườn riêng. Tuy
nhiên do cán bộ cũng có “mảnh vườn riêng” nên yêu cầu đó không được thực hiện,
bởi vậy họ bày mưu làm đơn ra khỏi hợp tác xã để gây áp lực buộc cán bộ
thực hiện đúng chủ trương của Đảng và chính phủ mà thôi.
Trong
“Chủ tịch huyện”, Nguyễn Khải đã bịa ra một loại nhân vật giả, xã viên hợp tác
xã “cách mạng hơn cả Đảng”, “mác-xít hơn cả người cộng sản”.
(còn tiếp)
--------------------------
* nguồn: blog nhattuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét