lá cỏ và sao lạp
Sài Gòn -chốn ngựa xe xô bồ, tới nay vẫn là vùng đất của dân nhập cư. Mỗi giai đoạn, diện mạo văn học của nó đều tiêu biểu cho sự tổng hợp.
Những người nghèo vào Sài Gòn thường kiếm sống bằng chạy xe ôm, làm thợ hồ hay phu khuân vác. Nếu hỏi anh bỏ quê vô đây làm gì, mọi người dễ nghe câu trả lời: để làm thơ! (giọng người từ Quảng Nam đến Phú Yên thường phát âm chữ thuê thành “thuơ”).
Chuyện tiếu lâm nêu trên cho thấy những miền đất khắc nghiệt thường sản sinh ra nhiều người làm thơ. (Thực tế khá nhiều người có tài, đã thành danh). Tình hình đó nay đã khác. Có thể do khá nhiều nhà lãnh đạo khi có công danh muốn chứng tỏ mình thuộc dòng… văn hiến, nên sáng tác nhiều thơ, dễ nhất là theo lối… Bút Tre. Cấp dưới xum xoe, xưng tụng, riết thành “phong trào”. Để hủy diệt một giá trị tinh thần, cách hay nhất là đánh đồng nó với đầy dẫy những sản phẩm tầm thường. Chế độ tự do xuất bản ở xã hội tư bản khiến mỗi nhà xuất bản phải tự bảo vệ thương hiệu của mình, chỉ in ra những tác phẩm đáng đọc, không nhằm vào mục đích thu “quản lý phí”. “Tác giả tự xuất bản” có thể tạo ra dư luận nếu tác phẩm có giá trị văn học.
Văn học Miền Nam (VHMN) chỉ tồn tại có 21 năm đã sản sinh ra nhiều cây bút -dù thuộc phái “viễn mơ” hay “hiện thực”- nhưng đều có tính cách riêng. Các nhà làm văn học sử sẽ tổng hợp các điều kiện xã hội, nguồn tư tưởng thời đại để phân tích ra các xu hướng sáng tác. Hạnh phúc tình yêu và cõi vĩnh hằng -bất tử vẫn là 2 ngã hướng tới của những người làm ra cái đẹp nghệ thuật. Nhưng VHMN giai đoạn này, có thể do sự sống và cái chết quá liền kề, tất cả đều ngắn ngủi nên 2 lĩnh vực trên gần như có sự pha trộn. Cái đẹp tầm thường có thể là sự linh thiêng, cứu rỗi. Ngôn ngữ diễn đạt trong thơ, đã có những nhịp điệu tìm kiếm riêng.
Qua Vùng Chiến Tranh
Ta nghe chính tại nơi này
Năm rồi trận đánh phơi thây hàng ngàn
Bây giờ cây mởn lá xanh
Gió xôn xao thổi cỏ tranh ngập đầu
Máu xương dấu tích còn đâu
Còn trơ lô cốt bên cầu bỏ hoang
Gạch vôi lở loét rêu phong
Tường xiên xiên ngã theo dòng thời gian.
(Sưu tập của VCHC)
ca tụng thân xác
Sài Gòn -chốn ngựa xe xô bồ, tới nay vẫn là vùng đất của dân nhập cư. Mỗi giai đoạn, diện mạo văn học của nó đều tiêu biểu cho sự tổng hợp.
Những người nghèo vào Sài Gòn thường kiếm sống bằng chạy xe ôm, làm thợ hồ hay phu khuân vác. Nếu hỏi anh bỏ quê vô đây làm gì, mọi người dễ nghe câu trả lời: để làm thơ! (giọng người từ Quảng Nam đến Phú Yên thường phát âm chữ thuê thành “thuơ”).
Chuyện tiếu lâm nêu trên cho thấy những miền đất khắc nghiệt thường sản sinh ra nhiều người làm thơ. (Thực tế khá nhiều người có tài, đã thành danh). Tình hình đó nay đã khác. Có thể do khá nhiều nhà lãnh đạo khi có công danh muốn chứng tỏ mình thuộc dòng… văn hiến, nên sáng tác nhiều thơ, dễ nhất là theo lối… Bút Tre. Cấp dưới xum xoe, xưng tụng, riết thành “phong trào”. Để hủy diệt một giá trị tinh thần, cách hay nhất là đánh đồng nó với đầy dẫy những sản phẩm tầm thường. Chế độ tự do xuất bản ở xã hội tư bản khiến mỗi nhà xuất bản phải tự bảo vệ thương hiệu của mình, chỉ in ra những tác phẩm đáng đọc, không nhằm vào mục đích thu “quản lý phí”. “Tác giả tự xuất bản” có thể tạo ra dư luận nếu tác phẩm có giá trị văn học.
Văn học Miền Nam (VHMN) chỉ tồn tại có 21 năm đã sản sinh ra nhiều cây bút -dù thuộc phái “viễn mơ” hay “hiện thực”- nhưng đều có tính cách riêng. Các nhà làm văn học sử sẽ tổng hợp các điều kiện xã hội, nguồn tư tưởng thời đại để phân tích ra các xu hướng sáng tác. Hạnh phúc tình yêu và cõi vĩnh hằng -bất tử vẫn là 2 ngã hướng tới của những người làm ra cái đẹp nghệ thuật. Nhưng VHMN giai đoạn này, có thể do sự sống và cái chết quá liền kề, tất cả đều ngắn ngủi nên 2 lĩnh vực trên gần như có sự pha trộn. Cái đẹp tầm thường có thể là sự linh thiêng, cứu rỗi. Ngôn ngữ diễn đạt trong thơ, đã có những nhịp điệu tìm kiếm riêng.
Qua Vùng Chiến Tranh
Ta nghe chính tại nơi này
Năm rồi trận đánh phơi thây hàng ngàn
Bây giờ cây mởn lá xanh
Gió xôn xao thổi cỏ tranh ngập đầu
Máu xương dấu tích còn đâu
Còn trơ lô cốt bên cầu bỏ hoang
Gạch vôi lở loét rêu phong
Tường xiên xiên ngã theo dòng thời gian.
(Sưu tập của VCHC)
ca tụng thân xác
Trần Đức Uyển, người khởi đầu làm thơ từ nhóm Tạp chí Văn nghệ (sau này ông nổi
tiếng hơn với bút hiệu Tú Kếu làm thơ trào phúng) từ giữa những những năm 1960
đã ghi nhận sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh, điều mà Nguyễn Bắc Sơn sau này
xem đó là “như một trò chơi”. Trước tình cảnh đó, một số cây bút trẻ có xu
hương đi vào “tìm sự giải thoát”. Trước tiên là cái đẹp của tình yêu, có khi
pha chút “tưởng tượng thân xác”. Nguyễn Tôn Nhan, vào 1970 sau khi ngắm “Áo Ai
Bay Trên Lầu Cũ” và ồ lên “Trăng cổ lâu ồ trăng cổ thi / Người ơi cho nhớ
chút xiêm y”, đã xúc cảm quẩn quanh hơn:
Chỉ Có Lá Cỏ Là
Chỉ có lá cỏ là
Rỉ máu năm mười ba
Chỉ có cô tiểu thoa
Là rên năm mười tám
Chỉ có em là đáng
Xỏ mũi anh suốt đời
Chỉ có cỏ lá ơi.
(Tuần báo Khởi Hành)
Cùng với Nguyễn Tôn Nhan, Đặng Tấn Tới từ vùng đất Bình Định bày tỏ sự say đắm với hình tượng này (về sau hai người trở thành sui gia):
Chơi Lá Cỏ
Em về chơi lá cỏ
Hát mấy ngõ thanh xuân
Ta vào trong hội mừng
Quên hết màu sinh diệt
(Thi tập Trúc Biếc, 1971)
“Lá cỏ”, biểu tượng cho thiên nhiên thuần khiết hay sức sống căng đầy của các nàng thiếu nữ? Biểu tượng tình yêu gắn liền với sự sinh tồn, biểu tượng của thân xác và cách sống hiện sinh thâm nhập từ các tư tưởng triết học của thời đại đã được các thi sĩ diễn tả. Một nhà thơ khác là Hoa Tưởng Dung, (bút danh chỉ xuất hiện đôi lần trên vài tạp chí) bày tỏ cụ thể hơn về khoảng cách giữa hữu hạn và vô hạn:
Thiên tinh
Không ai hay biết
Ta là hương thơm
Sống còn hủy diệt
Trong làn gió vương!
Không ai hay biết
Tình cờ! Tài năng!
Vừa mới thoảng đến
Công trình đã xong!
Không ai thấu rõ
Tài trí tuyệt vời
Chờ bao lầm lỡ!
Không ai tỏ hay
Thời gian vú bày
Giữa hai áo ngủ!
Thơ lúc này có xu hướng mang hình thái tư duy của triết học. May mắn là khúc cuối bài thơ xác định được “cái đẹp” sẽ là sự cứu rỗi cho mỗi người như kết luận của một số triết gia. “Cái đẹp” không nằm ngoài thân xác. Một giáo sư triết học nổi tiếng lúc này cũng cho in hẳn một cuốn sách về đề tài này: Ca Tụng Thân Xác.
Rỉ máu năm mười ba
Chỉ có cô tiểu thoa
Là rên năm mười tám
Chỉ có em là đáng
Xỏ mũi anh suốt đời
Chỉ có cỏ lá ơi.
(Tuần báo Khởi Hành)
Cùng với Nguyễn Tôn Nhan, Đặng Tấn Tới từ vùng đất Bình Định bày tỏ sự say đắm với hình tượng này (về sau hai người trở thành sui gia):
Chơi Lá Cỏ
Em về chơi lá cỏ
Hát mấy ngõ thanh xuân
Ta vào trong hội mừng
Quên hết màu sinh diệt
(Thi tập Trúc Biếc, 1971)
“Lá cỏ”, biểu tượng cho thiên nhiên thuần khiết hay sức sống căng đầy của các nàng thiếu nữ? Biểu tượng tình yêu gắn liền với sự sinh tồn, biểu tượng của thân xác và cách sống hiện sinh thâm nhập từ các tư tưởng triết học của thời đại đã được các thi sĩ diễn tả. Một nhà thơ khác là Hoa Tưởng Dung, (bút danh chỉ xuất hiện đôi lần trên vài tạp chí) bày tỏ cụ thể hơn về khoảng cách giữa hữu hạn và vô hạn:
Thiên tinh
Không ai hay biết
Ta là hương thơm
Sống còn hủy diệt
Trong làn gió vương!
Không ai hay biết
Tình cờ! Tài năng!
Vừa mới thoảng đến
Công trình đã xong!
Không ai thấu rõ
Tài trí tuyệt vời
Chờ bao lầm lỡ!
Không ai tỏ hay
Thời gian vú bày
Giữa hai áo ngủ!
Thơ lúc này có xu hướng mang hình thái tư duy của triết học. May mắn là khúc cuối bài thơ xác định được “cái đẹp” sẽ là sự cứu rỗi cho mỗi người như kết luận của một số triết gia. “Cái đẹp” không nằm ngoài thân xác. Một giáo sư triết học nổi tiếng lúc này cũng cho in hẳn một cuốn sách về đề tài này: Ca Tụng Thân Xác.
mong manh “Sao Lạp”
“Quên hết màu sinh diệt” bằng đường “ca ngợi thân xác” có khi là sự chạy trốn không thành. Nhà thơ có khi vì chiến tranh và xã hội vây hãm nên đã tự mình tìm vào nẻo thần bí nào đó. Tôn giáo, có khi là một cứu cánh, nhưng với người làm thơ, tôn giáo lại đậm màu tư duy về cõi vô cùng. Phạm Phú Hải, một người làm thơ lặng lẽ ở Đà Nẵng, không gửi in báo nào ghi lại cảm thức ấy như sau:
Chùa Phổ Đà Nẵng
Lạnh mùa thu ở trong núi đá
Có con cá nhỏ chết bên cầu
Có con chim nhỏ vì vui quá
Cũng chết bên cầu ấy bữa xưa
Có gã thư sinh lên núi đá
Hỏi thăm đường đến chốn bất lai
Trăng khuya úp mở sa ngàn lá
Bướm đã đàn đàn chấp chới bay
Có lão tiều phu trong núi đá
Mười năm say hương quế quên về
Lều dựng gió đẩy rung mái gió
Một bầu cổ nguyệt chảy tràn khuya
Trăng khuyết xuôi, trăng tròn, trăng khuyết ngược
Bứt tháng, hái ngày, phơi khô năm
Năm khô, rau mới đùn rau cũ
Sợi sợi án ngời vô lượng quang
Xuất định bốn bề sương giọt giọt
Con chim xưa sống lại bên cầu
Tiều lão mặt trời vai tịch tịch
Mặt trời rơi xuống giữa dòng sâu
Chẳng đến đâu, chẳng từ đâu đến
Con chim ngày cũ hót inh rừng
Một cầu lặng ngắm hai dòng nước
Một chảy xuôi đông, một ngược nguồn
Không ở đâu, không đâu chẳng ở
Cá hồi dương lội ngược chiêm bao
Cầu gãy hai bờ xương tương ngộ
Trùng phùng từ hội đất chiêm bao
Mùa thu núi đá lạnh vô cùng
(Bản thảo gửi VCHC, 1972)
Nhiều nhà phê bình lúc này gán ghép những nguồn thơ mang dấu vết “suy tư” nói trên vào dòng thơ Thiền. Có thể ảnh hưởng của triết học Phật giáo lúc này lan tỏa rộng. Nhiều người lại nói rằng “thơ Thiền”, trong cách biểu hiện, phải gần với một “công án”, nên cho rằng đó là dòng thơ “tâm linh”. Thực ra, để thành thơ, thì nó phải mang hoặc xuất phát từ cõi tâm linh -trừ những “nhà dùng thơ” dùng văn vần vào mục tiêu “phục vụ” hay rao giảng. Nhìn rộng ra, trong VHMN từ những năm 1950 đã có nhiều người đi theo khuynh hướng này. Như Thạch Trung Giả, nhà nghiên cứu và là một thầy giáo nổi tiếng ở Nha Trang qua bài “Đàn Sao Lạp”:
Đàn rơi tiếng trầm
Sao rớt từng không
Sao không còn tăm
Đàn dư tiếng dội
Gieo trong lòng đàn
Sao trên Đại Hoàn
Đàn trong U Để
Lạp kia se sẽ
Hồng rung ngập ngừng
Phải chăng cẩm âm
Vào trong tiếng lạp.
Giữa bất an của đời sống hiện thực, dòng thơ tâm linh giúp con người nhận ra thế giới vi diệu và kỳ diệu, đáng sống hơn. Những dòng thơ khác, nếu thực là thơ, sẽ tác động đến tâm hồn ra sao?
“Quên hết màu sinh diệt” bằng đường “ca ngợi thân xác” có khi là sự chạy trốn không thành. Nhà thơ có khi vì chiến tranh và xã hội vây hãm nên đã tự mình tìm vào nẻo thần bí nào đó. Tôn giáo, có khi là một cứu cánh, nhưng với người làm thơ, tôn giáo lại đậm màu tư duy về cõi vô cùng. Phạm Phú Hải, một người làm thơ lặng lẽ ở Đà Nẵng, không gửi in báo nào ghi lại cảm thức ấy như sau:
Chùa Phổ Đà Nẵng
Lạnh mùa thu ở trong núi đá
Có con cá nhỏ chết bên cầu
Có con chim nhỏ vì vui quá
Cũng chết bên cầu ấy bữa xưa
Có gã thư sinh lên núi đá
Hỏi thăm đường đến chốn bất lai
Trăng khuya úp mở sa ngàn lá
Bướm đã đàn đàn chấp chới bay
Có lão tiều phu trong núi đá
Mười năm say hương quế quên về
Lều dựng gió đẩy rung mái gió
Một bầu cổ nguyệt chảy tràn khuya
Trăng khuyết xuôi, trăng tròn, trăng khuyết ngược
Bứt tháng, hái ngày, phơi khô năm
Năm khô, rau mới đùn rau cũ
Sợi sợi án ngời vô lượng quang
Xuất định bốn bề sương giọt giọt
Con chim xưa sống lại bên cầu
Tiều lão mặt trời vai tịch tịch
Mặt trời rơi xuống giữa dòng sâu
Chẳng đến đâu, chẳng từ đâu đến
Con chim ngày cũ hót inh rừng
Một cầu lặng ngắm hai dòng nước
Một chảy xuôi đông, một ngược nguồn
Không ở đâu, không đâu chẳng ở
Cá hồi dương lội ngược chiêm bao
Cầu gãy hai bờ xương tương ngộ
Trùng phùng từ hội đất chiêm bao
Mùa thu núi đá lạnh vô cùng
(Bản thảo gửi VCHC, 1972)
Nhiều nhà phê bình lúc này gán ghép những nguồn thơ mang dấu vết “suy tư” nói trên vào dòng thơ Thiền. Có thể ảnh hưởng của triết học Phật giáo lúc này lan tỏa rộng. Nhiều người lại nói rằng “thơ Thiền”, trong cách biểu hiện, phải gần với một “công án”, nên cho rằng đó là dòng thơ “tâm linh”. Thực ra, để thành thơ, thì nó phải mang hoặc xuất phát từ cõi tâm linh -trừ những “nhà dùng thơ” dùng văn vần vào mục tiêu “phục vụ” hay rao giảng. Nhìn rộng ra, trong VHMN từ những năm 1950 đã có nhiều người đi theo khuynh hướng này. Như Thạch Trung Giả, nhà nghiên cứu và là một thầy giáo nổi tiếng ở Nha Trang qua bài “Đàn Sao Lạp”:
Đàn rơi tiếng trầm
Sao rớt từng không
Sao không còn tăm
Đàn dư tiếng dội
Gieo trong lòng đàn
Sao trên Đại Hoàn
Đàn trong U Để
Lạp kia se sẽ
Hồng rung ngập ngừng
Phải chăng cẩm âm
Vào trong tiếng lạp.
Giữa bất an của đời sống hiện thực, dòng thơ tâm linh giúp con người nhận ra thế giới vi diệu và kỳ diệu, đáng sống hơn. Những dòng thơ khác, nếu thực là thơ, sẽ tác động đến tâm hồn ra sao?
CHẮP TAY DÒNG ĐỜI ( kỳ 14) - VÕ CHÂN CỬU
Tảng đá quăng xuống dòng suối tạo nên tiếng thác. Tôi đã nghe tiếng chảy
ấy bao ngày, nhưng chẳng thể 2 lần vọng lại một thanh âm…
Ý trên của một triết gia thời cổ đại, ai cũng được nghe khi học năm Đệ nhất (lớp 12). Câu văn triết học có thể gợi nên nhiều tứ thơ. Nhưng khi câu không bắt nguồn từ cảm xúc thì bài thơ có khi thành xơ cứng, chơi chữ.
Cảm xúc, hoặc cảm hứng bắt nguồn từ đâu? Có người giải thích nó là sự mặc khải hay đốn ngộ (như nguồn gốc tôn giáo). Nhà phê bình dung dị hơn gọi đó là độ “chín”. Mà để… chín, mọi sự đều phải qua… nấu; với cây trái là thời gian. Nhiều bạn thơ cho rằng như vậy không nhất thiết chờ ý tưởng triết học mới. Cuộc sống gần gũi biết bao điều. Cái đẹp vốn có sẵn. Tự bản năng là tình mẹ, lòng yêu quê hương, là khát khao tình yêu nam nữ.
Ý trên của một triết gia thời cổ đại, ai cũng được nghe khi học năm Đệ nhất (lớp 12). Câu văn triết học có thể gợi nên nhiều tứ thơ. Nhưng khi câu không bắt nguồn từ cảm xúc thì bài thơ có khi thành xơ cứng, chơi chữ.
Cảm xúc, hoặc cảm hứng bắt nguồn từ đâu? Có người giải thích nó là sự mặc khải hay đốn ngộ (như nguồn gốc tôn giáo). Nhà phê bình dung dị hơn gọi đó là độ “chín”. Mà để… chín, mọi sự đều phải qua… nấu; với cây trái là thời gian. Nhiều bạn thơ cho rằng như vậy không nhất thiết chờ ý tưởng triết học mới. Cuộc sống gần gũi biết bao điều. Cái đẹp vốn có sẵn. Tự bản năng là tình mẹ, lòng yêu quê hương, là khát khao tình yêu nam nữ.
đẹp ngoài ẩn ngữ?
Tập thơ Ngã Tư & Vầng Trăng của tôi in năm 1990 có nhiều bài trước 1975.
Trước tiên, nhiều người nói thích nhất là bài lục bát 6 câu “Cảm Ơn”:
Anh làm thơ cảm ơn em
Cảm ơn cái dáng dịu hiền em đi
Cảm ơn đôi mắt thầm thì
Cảm ơn mái tóc đôi mi biết buồn
Cảm ơn đôi vú em tròn
Để đêm trái đỏ chín vườn chiêm bao
Dễ thuộc nhất là 2 câu cuối. Tôi nghe kể là trong một đêm thơ bất ngờ (không có mặt tác giả) ở Quy Nhơn, cô diễn ngâm và các bạn nữ nghe xong hai câu này đều… che miệng cười. Có phải vì “đôi vú” đã trở thành một từ cấm kỵ? Hay vì câu thơ chưa hay, từ ngữ không diễn tả được cái đẹp mà bao nhiêu người đi trước đã phải dùng ẩn ngữ? Miền cao nguyên tôi đang sống, những đàn ông dân tộc Mạ vẫn vang lên câu “nói thơ” mà nhiều nhà nghiên cứu nhất định nó gốc gác của thể thơ lục bát:
Chuốt mũi tên nhắm bắn trái cam
Anh thấy cái vú em tròn, anh muốn ôm hun!
(Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, nguồn cội thơ lục bát không nhất thiết phải là 2 câu sáu / tám chữ. Từng câu có thể “biến thể” so với quy định, nhưng khi gieo thì âm chữ cuối của câu 6 phải vần với chữ thứ 6 (đôi khi có thể linh động với chữ thứ 4) của câu 8. Khi “nói thơ” người đâu tiên đưa ra (hoặc chỉnh sửa từ một câu nói ) một tứ thơ, có vang âm từ ngữ hợp nhịp điệu, thì nói là thơ. Kẻ bắt chước, không có ý tứ hay từ ngữ nào gợi xúc cảm mới, thì nó chỉ là…vè).
Ra tới đảo Cù lao Ré (đảo Lý Sơn), tôi cũng đã từng nghe các bà vợ dân chài kể chuyện ngày xưa từng “hát thơ”, như hai câu:
… (Chớ) Chiều chiều con chong chóng nó quẫy cái đuôi
Anh nói thường em (thì) anh sít lại, (chớ) sao lại ngồi ngó lơ…
(con chong chóng tức con sao biển). Lối gieo vần và cách dùng hình tượng ấy khiến nhiều người làm thơ tự hào là “có học” hôm nay cũng đành phải thua. Sự so bì xin nhường lại cho những nhà thơ “cách tân”.
tiếng chưa từng nói
Anh làm thơ cảm ơn em
Cảm ơn cái dáng dịu hiền em đi
Cảm ơn đôi mắt thầm thì
Cảm ơn mái tóc đôi mi biết buồn
Cảm ơn đôi vú em tròn
Để đêm trái đỏ chín vườn chiêm bao
Dễ thuộc nhất là 2 câu cuối. Tôi nghe kể là trong một đêm thơ bất ngờ (không có mặt tác giả) ở Quy Nhơn, cô diễn ngâm và các bạn nữ nghe xong hai câu này đều… che miệng cười. Có phải vì “đôi vú” đã trở thành một từ cấm kỵ? Hay vì câu thơ chưa hay, từ ngữ không diễn tả được cái đẹp mà bao nhiêu người đi trước đã phải dùng ẩn ngữ? Miền cao nguyên tôi đang sống, những đàn ông dân tộc Mạ vẫn vang lên câu “nói thơ” mà nhiều nhà nghiên cứu nhất định nó gốc gác của thể thơ lục bát:
Chuốt mũi tên nhắm bắn trái cam
Anh thấy cái vú em tròn, anh muốn ôm hun!
(Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, nguồn cội thơ lục bát không nhất thiết phải là 2 câu sáu / tám chữ. Từng câu có thể “biến thể” so với quy định, nhưng khi gieo thì âm chữ cuối của câu 6 phải vần với chữ thứ 6 (đôi khi có thể linh động với chữ thứ 4) của câu 8. Khi “nói thơ” người đâu tiên đưa ra (hoặc chỉnh sửa từ một câu nói ) một tứ thơ, có vang âm từ ngữ hợp nhịp điệu, thì nói là thơ. Kẻ bắt chước, không có ý tứ hay từ ngữ nào gợi xúc cảm mới, thì nó chỉ là…vè).
Ra tới đảo Cù lao Ré (đảo Lý Sơn), tôi cũng đã từng nghe các bà vợ dân chài kể chuyện ngày xưa từng “hát thơ”, như hai câu:
… (Chớ) Chiều chiều con chong chóng nó quẫy cái đuôi
Anh nói thường em (thì) anh sít lại, (chớ) sao lại ngồi ngó lơ…
(con chong chóng tức con sao biển). Lối gieo vần và cách dùng hình tượng ấy khiến nhiều người làm thơ tự hào là “có học” hôm nay cũng đành phải thua. Sự so bì xin nhường lại cho những nhà thơ “cách tân”.
tiếng chưa từng nói
VHMN giai đoạn trước 1975 có ai kế thừa những tinh hoa dân gian ấy hay không? Có “nhà” nổi tiếng làm những bài mang âm điệu ca dao nhưng thật ra chỉ là một loại vè. Trên căn gác nhỏ ở đường Trương Minh Giảng, một bữa buồn tình, Vũ Hữu Định muốn chọc mọi người khi anh “khoe” đã làm được mấy câu thơ lục bát rất mới, rất "hiện thực”:
Vợ tôi mặc áo ca rô
Có hàm răng trắng điểm tô răng vàng!
Anh hài hước nói rằng làm như vậy đâu thua gì cách Nguyễn Bính đã diễn tả: Nhà nàng ở cạnh nhà tôi / Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn…
Tất cả đều bật cười khoái trá. Tôi liền “họa” thêm mấy câu cho thành bài, cho trọn nghĩa:
Vợ tôi ăn nói dịu dàng
Quanh năm chỉ biết làm tàng với tôi.
-Thôi đừng nói nữa em ơi
Nồi cơm đã chín, ta ngồi vô. Ăn!
Nguyễn Bính dùng chữ và miêu tả nôm na mà thành thơ vì ông đã “chín” trong cái hồn quê?
Nhà thơ Trúc Thông ở Hà Nội là tác giả tập sách “Văn Chương Ngẫu Luận” xuất bản năm 2002. Ông cho rằng: “Đều đều, lẻ tẻ hay vồng lên, cương lên, người đọc thơ đều chán như nhau. Thi ca “ăn” ở những phát giác độc đáo, chớp lên từ những cao trào chân thực cảm xúc”. Sách dành nguyên bài “Một Cách Nở Hoa” để tán thán bài thơ “Lót Dạ” chỉ có 2 câu của anh Khổng Vĩnh Nguyên, một nhà thơ “nông dân thứ thiệt” đang ở Bình Định:
Nắng nung rẫy cát khoai sùng
Con ăn lót dạ một vùng quê hương.
Người làm thơ này đã cho in tập thơ đầu tay “Thắp Lại Niềm Tin” từ năm 1973 ở Quy Nhơn. Tôi biết rõ anh và miền quê ấy. Sinh năm 1956, năm đó anh chưa hề đi lính, nhưng đã mượn vần lục bát để diễn tả nỗi lòng của một ai đó:
Mai Anh Giải Ngũ
Mai anh giải ngũ về rừng
Dựng nhà đốt rẫy, lưng chừng nỗi vui
Đưa em từ dưới miền xuôi
Lên đây thôi hết sụt sùi nhớ thương
Ở đây không có con đường,
Xuống trần gian chỉ một vườn trái xanh
Nghe oanh giục giã trên cành
Nắng hồng lớp lớp bên mành em giăng.
Lời thơ chất phác, hiền hậu quá. Làm ra được câu thơ, phải từ cảm xúc trước cảnh ngộ, tình đời, chứ không nhất thiết bản thân mình đã trải qua. Cảnh thực mà người thơ đã trải qua, khi được diễn tả bằng ngôn ngữ thực lại có sức lay động, trong một bài thơ khác:
Em bỏ ta
Em bỏ ta lại một mình
Nắng khô gốc rạ chút tình bay xa
Ta ngồi nghe bóng chiều tà
Bỏ quên cơm nguội mẹ già rưng rưng
Mẹ già nhìn cơn gió rừng
Gió lang thang đắng, gió lừng khừng bay
Em xa ta xa đời này
Một mình ta dựa hàng cây ven đường!
Nhiều người cho rằng “Gió lang thang đắng, gió lừng khừng bay” mang hình tượng lạ quá, hay quá. Nhưng nếu nhà thơ chỉ hoàn toàn quẩn quanh trong “lũy tre làng”, trong những đường cày, nước lũ xưa cũ thì liệu hồn thơ có còn phát tiết tinh anh?
Nhà thơ Đặng Tấn Tới trước đó đã trả lời câu hỏi này để rời cõi tình yêu thơ mộng để đi vào cái đẹp cao xa của cõi “Tâm Thu Kinh”:
Những Câu Thơ
Những câu thơ dội vài ba câu hỏi
Trời thơ kia sao vời vợi như không
Mây nước nọ có vì đâu bước mỏi
Qua lại hoài đầu núi, cuối nguồn sông
Những câu thơ căng xuống mộng tơ lòng
Tay phù phép em chạm vào giây phút
Ta vẫn hiểu sầu vui còn cao vút
Một khuya nào ai giải nghĩa trăng trong
Mười lăm hay mười sáu em đong
Tròn và sáng rằm chưa nguôi ước vọng
Ánh mắt làn môi đủ vang dội sóng
Giọt trùng dương chan chứa biết bao dòng
…..
Thơ là tiếng kêu, bàn tay vẫy gọi
Khi gió mây bay, nước chảy quên bờ
Chẳng là gì cũng rất đỗi nên thơ
Chim hót tự nhiên tiếng chưa từng nói…
(Thi tập Trúc Biếc)
mắt xanh
Câu thơ hay thường đến rất ngẫu nhiên, nhưng là “tình” đã chín. Có lẽ nhờ vậy mà có người suốt đời chỉ làm dăm ba bài, nhiều lắm là vài mươi bài, nhưng lại “để đời”!
Có thể xem đó là “của trời cho”. Anh Nguyễn Dương Quang ở tác giả bài thơ “Đêm Cuối Năm Viết Cho Má” công nhận điều đó. Anh làm thơ rất ít, không dám nhận mình là thi sĩ, chỉ làm thơ chép tăng bạn bè chơi. Vậy mà bài thơ trên lại khá nổi tiếng, được nhà phê bình Đặng Tiến trích khi viết bài tựa cho Tuyển tập “Thơ Miền Nam Thời Chiến” do Thư Quán xuất bản ở Hoa Kỳ:
“Hình như cây
súng con lạ lắm
Sao nó run lên khi đạn lên nòng
Tâm hồn nó như tâm hồn con vậy
Một kẻ nằm, kẻ đứng xót xa không
Nguyễn Dương Quang vừa leo xe từ Đà Lạt xuống thăm “Sơn Núi” rồi vô thăm tôi. Anh kể: khoảng năm 1969 anh đóng quân ở quê nhà Phan Rí. Chàng sĩ quan trẻ hay mơ mộng này lại… mê một cô nữ sinh mới 15 tuổi ở một nhà hàng xóm. Anh làm quen và nắm được bàn tay cô gái. Để cách ly, cha mẹ cô nữ sinh tức tốc gửi con lên một nhà bà con ở cao nguyên Đức Trọng đi học. Nguyễn Dương Quang buồn quá, bèn làm hai câu thơ:
Vói tay cao hết sức mình
Níu cao nguyên xuống để nhìn thấy em!
Anh đem đến cho nhà thơ Phạm Cao Hoàng đang dạy học gần nơi anh ở để khoe. Phạm Cao Hoàng xem qua, hết lời khen và xúi: Ông làm thơ được quá! Làm tiếp nữa đi! Cuối cùng, sau nhiều năm, Nguyễn Dương Quang cũng cưới được người đẹp ấy.
Hai câu thơ trên cũng trùng “ý” với câu thơ mà Khổng Vĩnh Nguyên làm sau này:
Thương em nhón gót nhìn qua núi
Em đến em đi rất một mình
Những lời thơ chân thật như vậy không nhiều. Và để nó lọt vào “mắt xanh” của người biết nhìn ra cái hay thì phải nhờ vào “duyên”. Đây cũng là cõi tình chân mà tôi xin nhắn gửi.
Sao nó run lên khi đạn lên nòng
Tâm hồn nó như tâm hồn con vậy
Một kẻ nằm, kẻ đứng xót xa không
Nguyễn Dương Quang vừa leo xe từ Đà Lạt xuống thăm “Sơn Núi” rồi vô thăm tôi. Anh kể: khoảng năm 1969 anh đóng quân ở quê nhà Phan Rí. Chàng sĩ quan trẻ hay mơ mộng này lại… mê một cô nữ sinh mới 15 tuổi ở một nhà hàng xóm. Anh làm quen và nắm được bàn tay cô gái. Để cách ly, cha mẹ cô nữ sinh tức tốc gửi con lên một nhà bà con ở cao nguyên Đức Trọng đi học. Nguyễn Dương Quang buồn quá, bèn làm hai câu thơ:
Vói tay cao hết sức mình
Níu cao nguyên xuống để nhìn thấy em!
Anh đem đến cho nhà thơ Phạm Cao Hoàng đang dạy học gần nơi anh ở để khoe. Phạm Cao Hoàng xem qua, hết lời khen và xúi: Ông làm thơ được quá! Làm tiếp nữa đi! Cuối cùng, sau nhiều năm, Nguyễn Dương Quang cũng cưới được người đẹp ấy.
Hai câu thơ trên cũng trùng “ý” với câu thơ mà Khổng Vĩnh Nguyên làm sau này:
Thương em nhón gót nhìn qua núi
Em đến em đi rất một mình
Những lời thơ chân thật như vậy không nhiều. Và để nó lọt vào “mắt xanh” của người biết nhìn ra cái hay thì phải nhờ vào “duyên”. Đây cũng là cõi tình chân mà tôi xin nhắn gửi.
[Còn tiếp]
-----------------------------
* nguồn: blog nguyenmienthao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét